Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Khảo sát khả năng sinh acid kojic của nấm mốc Aspergillus oryzae VTCC-F045

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Khảo sát khả năng sinh acid kojic của nấm mốc Aspergillus oryzae VTCC-F045
Tác giả
Nguyễn Khắc Tiệp; Đàm Thanh Xuân; Lê Ngọc Khánh
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
184-189
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Acid kojic là một acid hữu cơ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong công nghiệp mỹ phẩm nhờ tác dụng làm trắng da do khả năng ức chế hoạt động của enzym tyrosinase. Các nghiên cứu đã cho thấy Aspergillus oryzae là chủng vi sinh vật có khả năng sinh acid kojic với sản lượng cao, có tiềm năng ứng dụng trong sản xuất nhờ công nghệ lên men. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về lên men tạo acid kojic từ nấm mốc và đánh giá tác dụng làm trắng da của sản phẩm thu được còn hạn chế. Do đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lên men tạo acid kojic từ Aspergillus oryzae VTCC-F045, tách chiết và đánh giá acid kojic thu được từ dịch lên men, khảo sát được các thông số lên men đồng thời đánh giá hoạt tính ức chế enzym tyrosinase của môi trường lên men. Kết quả cho thấy tại quy mô phòng thí nghiệm, lên men Aspergilus oryzae trong môi trường lỏng chứa 10% glucose, 0,3% pepton ở nhiệt độ 30℃, hiếu khí trong 12 ngày, kiểm soát pH ban đầu 5,5; sau 2-3 ngày lên men kiểm soát pH 2,5 cho hiệu suất sinh tổng hợp acid kojic vào khoảng 12,2 g/l. Đồng thời, dịch lên men thu được thể hiện hoạt tính ức chế enzym tyrosinase lên tới 93,73% tại điều kiện thử nghiệm.

Abstract

Kojic acid is widely used for its skin-whitening effect by inhibiting the activity of the tyrosinase enzyme in many fields, particularly in the cosmetic industry. Studies have shown that Aspergillus oryzae is capable of producing high yields of kojic acid, with potential for application in industrial production through fermentation. In Vietnam, studies on kojic acid fermentation from mold and assessment of the skin-whitening effects are limited. Our study focused on fermenting, purifying, and analyzing kojic acid in Aspergillus oryzae VTCC-F045 fermented media. We also looked at the fermentation parameters and tested how well the fermented media could inhibit the enzyme tyrosinase. The results showed that on a laboratory scale, Aspergilus oryzae can produce 12.2 g/l kojic acid from 10% glucose and 0.3% pepton culture media at 30°C, aerated for 12 days, with an initial pH control of 5.5; after 2-3 days, the pH is controlled to 2.5. At the same time, under test conditions, the fermented fluid showed enzyme tyrosinase inhibitory activity of up to 93.73%.