
So sánh sự khác biệt của tình trạng nha chu ở các mức độ lo âu tính cách khác nhau và khảo sát mối liên quan giữa lo âu tính cách với tình trạng bệnh nha chu của bệnh nhân đến khám, điều trị tại Khoa Điều trị Nha khoa Tổng quát và Khoa Nha chu - Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương – TP.HCM, năm 2022 Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Mức độ lo âu tính cách được đánh giá bằng bảng câu hỏi STAI-T và các chỉ số nha chu được ghi nhận. Kết quả: Mức độ lo âu tính cách ở nhóm người có viêm nha chu mạn cao hơn đáng kể so với nhóm người không bị viêm nha chu; chỉ số nha chu ở nhóm người có mức lo âu tính cách cao (STAI-T ≥44) cao hơn đáng kể so với những người có mức lo âu thấp hơn. Người có STAI-T≥44 có khả năng bị viêm nha chu cao gấp 5 lần so với người STAI-T≤44. Lo âu tính cách có mối tương quan đồng biến khá mạnh (p<0,05) đến mạnh (p<0,01) với các chỉ số nha chu. Kết luận: Lo âu tính cách có liên quan đến tình trạng bệnh nha chu, do đó có thể gợi ý dùng thông số này để đánh giá tình trạng bệnh và mức độ ảnh hưởng của chúng lên hiệu quả điều trị viêm nha chu, có chiến lược phòng ngừa các thói quen xấu có liên quan đến hành vi thích nghi với stress, đồng thời cũng hỗ trợ lâm sàng, phát hiện sớm tình trạng tiến triển của bệnh.
Comparing the periodontal indexes at different levels of trait anxiety and assessing the relationship between trait anxiety and periodontitis of patients coming to the General Dentistry Department and Periodontics Department - Central Odonto-Stomatology Hospital - Ho Chi Minh City, 2022 Methods: Descriptive cross-sectional study. The level of trait anxiety was assessed with STAI-T questionnaire and periodontal indexes were recorded. Results: The trait anxiety level in the group of people having chronic periodontitis was significantly higher than the group of people without periodontitis; The periodontal indexes in the patients with high trait anxiety (STAI-T ≥44) was significantly higher than in those with lower anxiety level. People with STAI-T≥44 are 5 times more prone to chronic periodontitis than people with STAI-T≤44. Trait anxiety has a fairly strong (p<0.05) to strong (p<0.01) positive correlation with periodontal indexes. Conclusion: Trait anxiety has a meaningful correlation with periodontitis, so there is a suggestion to use this factor to evaluate the disease condition and its impact on the effectiveness of periodontitis treatment, to develop strategies to prevent bad habits related to coping behavior with stress, and also to provide clinical support and early detection of disease progression.
- Đăng nhập để gửi ý kiến