Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Khảo sát sự thay đổi đặc điểm tế bào nội mô giác mạc trước và sau phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể 6 tháng ở bệnh nhân hội chứng giả tróc bao

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Khảo sát sự thay đổi đặc điểm tế bào nội mô giác mạc trước và sau phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể 6 tháng ở bệnh nhân hội chứng giả tróc bao
Tác giả
Đoàn Kim Thành; Lê Minh Tuấn; Lê Ngọc Vân Anh; Đặng Hoàng Long
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
215-219
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Khảo sát sự thay đổi về hình thái và số lượng tế bào nội mô (TBNM) giác mạc trước và sau phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm (phacoemulsification – phaco) ở bệnh nhân có biểu hiện hội chứng giả tróc bao (GTB). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu. Thực hiện khảo sát ở 70 mắt gồm 35 mắt có biểu hiện hội chứng GTB và 35 mắt không biểu hiện hội chứng, có chỉ định phẫu thuật phaco từ tháng 01/2023 đến tháng 06/2023 tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân được phẫu thuật phaco với máy phẫu thuật Alcon Centurion. Các bệnh nhân được thăm khám, chụp hình TBNM giác mạc bằng máy NIDEK CEM 530 trước và sau phẫu thuật phaco tại các thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Các thông số phẫu thuật như thời gian phaco, năng lượng phaco và lưu lượng dịch sử dụng được ghi nhận sau khi tiến hành phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu: Độ tuổi trung bình của nhóm GTB là 72,14 ± 8,49 tuổi. Hội chứng xuất hiện phổ biến ở giới nữ. Độ sâu tiền phòng, phân độ đục thủy tinh thể, thị lực và nhãn áp không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm. Ghi nhận các thông số phẫu thuật thời gian phaco, CDE, lưu lượng dịch cao hơn và kích thước đồng tử nhỏ hơn ở nhóm GTB. ECD sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng đều thấp hơn ở nhóm GTB so với nhóm chứng. Thị lực cải thiện kém hơn tại thời điểm sau phẫu thuật 6 tháng ở nhóm GTB so với nhóm không biểu hiện hội chứng. Thời gian phaco và năng lượng phaco (CDE và FP3) được ghi nhận mối tương quan với mức độ tổn thương TBNM giác mạc sau phẫu thuật phaco 6 tháng. Kết luận: Hội chứng GTB là một hội chứng liên quan đến tuổi, xuất hiện ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi. Phẫu thuật phaco hiện nay là một phương pháp an toàn và hiệu quả nhằm cải thiện thị lực cho bệnh nhân. TBNM ở nhóm bệnh nhân GTB tổn thương nhiều hơn so với người không biểu hiện hội chứng. Hội chứng GTB cần được khám và phát hiện, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi. Phẫu thuật phaco ở nhóm bệnh nhân này nên được thực hiện bởi phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm. tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật phaco, ECD thấp hơn và thị lực cải thiện chậm hơn ở nhóm GTB.

Abstract

To investigate corneal endothelial cells alterations after cataract sugery in patients with pseudoexfoliation syndrome (PEX). Methods: Prospective case-control study. 70 eyes separated into two groups: 35 eyes with PEX and 35 eyes without PEX, which indicated phacoemulsification surgery from January 2023 to June 2023 in Ho Chi Minh City Eye hospital. Every patients were done cataract surgery with Alcon Centurion phaco machine. Preoperative and after 1-week, 1-month, 3-month and 6-month post-operative endothelial cell density were mesured with NIDEK CEM 530 specular microscopy. Surgical parameters were recorded after the surgery (Phacotime, CDE, FP3, fluid and pupil diameter). Results: The average age of PEX patients was 72,14 ± 8,49. This syndrome was common in female population. There were no statistically difference of anterior chamber depth, cataract grading, pre-operative visual acuity and intraocular pressure between two groups. Phacotime, FP3, CDE were higher and pupil diameter was significantly smaller in PEX group. ECD before surgery was similar between PEX and control. Postoperative ECD at 1 week, 1 month, 3 months, and 6 months was lower in the PEX group than in the control group. Visual acuity improved less at 6 months after surgery in the PEX group than in the group that did not show the syndrome. Phaco time and phaco energy (CDE and FP3) were recorded to correlate with the degree of corneal endothelial cell damage 6 months after phaco surgery. Conclusion: PEX is a age-related syndrome, that appears in older patients. Phaco surgery is currently a safe and effective method to improve patients’ vision. Endothelial cell density in the group of PEX eyes decrease more after phaco surgery than control eyes. PEX needs to be examined and detected carefully, especially in the elderly patient group. Phaco surgery in this group of PEX patients should be performed by an experienced surgeon. At 6 month period post-operative ECD and visual acuity are lower in PEX patients.