Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Khảo sát tiếng kêu khớp thái dương hàm ở bệnh nhân rối loạn thái dương hàm bằng 3 phương pháp: nghe và sờ khớp bằng tay, nghe bằng ống nghe và phân tích rung động khớp

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Khảo sát tiếng kêu khớp thái dương hàm ở bệnh nhân rối loạn thái dương hàm bằng 3 phương pháp: nghe và sờ khớp bằng tay, nghe bằng ống nghe và phân tích rung động khớp
Tác giả
Phạm Thị Bình An; Nguyễn Thị Kim Anh
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
CD2
Trang bắt đầu
50-56
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Khảo sát tiếng kêu khớp thái dương hàm ở bệnh nhân rối loạn thái dương hàm bằng 3 phương pháp (nghe và sờ khớp bằng tay, nghe bằng ống nghe và phân tích rung động khớp – JVA). Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 42 bệnh nhân rối loạn thái dương hàm đến khám tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từ 1/2022 đến 8/2022. Tiếng kêu khớp được ghi nhận bằng phương pháp nghe và sờ khớp bằng tay và phương pháp nghe bằng ống nghe, đồng thời dữ liệu rung động khớp (khi đo bằng hệ thống BioJVA) được thu thập và đối chiếu lên sơ đồ chẩn đoán JVA Flowchart, để đưa ra kết luận sơ bộ về tình trạng khớp thái dương hàm (dời đĩa ra trước có hồi phục, bán trật khớp, hoặc các tình trạng khác). Tỉ lệ bệnh nhân có tiếng kêu hoặc rung động khớp khi nghe và sờ bằng tay là 59,52%, thấp hơn so với khi nghe bằng ống nghe (73,81%) và JVA (88,1%). Sự đồng thuận trong chẩn đoán một số tình trạng rối loạn nội khớp thông qua tiếng kêu khớp nằm ở mức “trung bình” giữa nghe và sờ khớp bằng tay và nghe bằng ống nghe ( = 0,4462); nằm ở mức “dưới trung bình” giữa nghe và sờ khớp bằng tay và JVA ( = 0,3571); và ở mức “thấp” giữa nghe bằng ống nghe và JVA ( = 0,1371). Khả năng phát hiện tiếng kêu hoặc rung động tăng dần từ nghe và sờ bằng tay, đến nghe bằng ống nghe và JVA. Thêm vào đó, mức độ đồng thuận giữa các phương pháp khám tiếng kêu khớp này không cao, những thông tin thu được từ mỗi phương pháp cần được xem xét cẩn trọng và phối hợp với các thông tin khác trên lâm sàng như bệnh sử, đặc điểm đau ở cơ, khớp… để có cái nhìn toàn diện và đưa ra được chẩn đoán phù hợp nhất ở bệnh nhân rối loạn thái dương hàm.