Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Khảo sát tình trạng viêm tại chỗ và các yếu tố liên quan trên người bệnh có đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Khảo sát tình trạng viêm tại chỗ và các yếu tố liên quan trên người bệnh có đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
Tác giả
Võ Thị Phương Anh; Trương Thị Hoài; Trương Thị Nga; Nguyễn Thị Trang
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
06
Trang bắt đầu
135-141
ISSN
1859-3836
Tóm tắt

Viêm tại chỗ do đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi (CTMNV) là vấn đề cần quan tâm trong chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ viêm tại chỗ do đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến viêm tại chỗ do đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi tự tạo, lấy sẵn thang điểm VIP (Visual Infision Phlebitis Scale) về mức độ viêm tĩnh mạch, được tiến hành trên 340 bệnh nhân điều trị nội trú có đặt catheter tĩnh mạch tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh viêm tĩnh mạch chung sau đặt CTMNV là 7,9%. Viêm tĩnh mạch phân độ 1 chiếm tỷ lệ nhiều nhất (70,4%). Viêm tĩnh mạch ngoại vi có liên quan với người bệnh > 70 tuổi, điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc, số lần đặt > 3 lần, thời gian lưu 24 - 48 giờ, kích cỡ 20 G, người bệnh có truyền hóa chất với p < 0,05. Kết luận: Tỷ lệ người bệnh viêm tĩnh mạch sau đặt CTMNV là 7,9%. Cần theo dõi và phát hiện sớm viêm tại chỗ sau đặt catheter để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.

Abstract

Local inflammation associated with peripheral intravenous cannula insertion is an important issue in taking care of patients in Quang Tri General Hospital. Objectives: Determining the rate of local inflammation associated with using a peripheral intravenous catheter (PIC) and finding out the relevant factors of local inflammation caused by the peripheral intravenous catheter. Methodology: Cross-sectional survey was applied to 340 patients in Quang Tri General Hospital by using the questionnaire with the VIP scale (Visual Infusion Phlebitis Scale). Results: The incidence of local inflammation was 7.9% after using PIC, with local inflammation Grade. I was the highest proportion (70.4%). The relevant factors of local inflammation after using PIC include age (> 70), treatment in the intensive care unit, the number of catheter placements (> 3), time remaining in place (24 - 48 h), size 20 G, and group drug chemistry. Conclusion: The incidence of local inflammation was 7.9% after using PIC. Observe to detect local inflammation soon after using a peripheral intravenous catheter to improve the quality of patient care.