
Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang với việc thu thập dữ liệu trực tuyến và đăng liên kết khảo sát trên nhóm Google form. Chúng tôi đã thực hiện khảo sát 1.154 người dân từ 18 tuổi trở lên về kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh Đắk Lắk. Mẫu nghiên cứu có 44,5% nam giới và 55,5% là nữ giới. Độ tuổi trung bình là 35,9±11,9 tuổi. Dân tộc Kinh chiếm 49,8%, Ê Đê chiếm 39,5% và M’Nông là 10,7%. Có 77,2% người không theo tôn giáo nào. Trình độ học vấn chủ yếu từ cấp 2 trở lên. 41,9% có nghề nghiệp là nông dân. 74,5% có kinh tế hộ gia đình ở mức trung bình. Có 83,9% ở khu vực nông thôn và 16,1% ở khu vực thành thị. Có 7,2% người tham gia nghiên cứu đã mắc COVID-19 và 4,1% trong gia đình đã hoặc đang có người bị mắc COVID-19. Có 99,39% người tham gia nghiên cứu đã được nghe nói về dịch COVID-19. Kênh tiếp nhận thông tin về dịch COVID-19: 87,8% từ báo chí, truyền hình; 86,3% từ internet, mạng xã hội; 84,4% từ cán bộ y tế và loa phát thanh 82,8%. Điểm trung bình chung của kiến thức là 29,16 ± 5,5/45 điểm. Điểm trung bình chung của thái độ là 14,95 ± 1,6/16 điểm. Điểm trung bình chung của thực hành là 26,7 ± 4,5/32 điểm. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ (p = 0,96), giữa các độ tuổi (p=0,29) về kiến thức chung, thái độ chung và thực hành chung về phòng, chống dịch COVID-19. Có sự khác biệt kiến thức chung, thái độ chung và thực hành chung về phòng, chống dịch COVID-19 với dân tộc (p<0,01), tôn giáo (p<0,01), trình độ học vấn (p<0,01), nghề nghiệp (p<0,01), kinh tế hộ gia đình (p<0,01) và khu vực sinh sống (p<0,01). Nguồn thông tin về dịch COVID-19 từ báo chí, truyền hình, internet, mạng xã hội, hàng xóm và người thân có liên quan đến kiến thức chung, thái độ chung và thực hành chung phòng, chống dịch COVID-19 (p=0,000). Nguồn thông tin về dịch COVID-19 từ loa phát thanh chỉ có liên quan đến kiến thức chung (p=0,001). Có mối tương quan thuận giữa kiến thức chung với thái độ chung (r=0,490, N=1.154 và p=0,000) và thực hành chung (r=0,601, N=1.154, p=0,000) về phòng chống dịch COVID-19. Có mối tương quan thuận giữa thái độ chung với thực hành chung (r=0,545, n=1.154, p=0,000) về phòng chống dịch COVID-19.
By cross-sectional descriptive research method with online data collection and survey link posting on Google form group. We conducted a survey of 1,154 people over 18 years about their knowledge, attitudes, and practices in COVID-19 prevention in Dak Lak province.The study sample consisted of 44.5% men and 55.5% women. The mean age was 35.9±11.9 years old. The Kinh account for 49.8%, the Ede 39.5% and the M'Nong 10.7%. There were 77.2% people who do not follow any religion. Education level was mainly from high school and above. 41.9% had an occupation as a farmer. 74.5% had an average household economy. There were 83.9% in rural areas and 16.1% in urban areas. 7.2% of study participants had COVID-19 and 4.1% had or had a family member with COVID-19. There was 99.39% of the study participants had heard about the COVID-19 epidemic. Channel to receive information about the COVID-19 epidemic: 87.8% from newspapers and television; 86.3% from internet, social networks; 84.4% from health workers and loudspeakers 82.8%. The average score of knowledge was 29.16 ± 5.5/45 points. The overall mean score of attitude was 14.95 ± 1.6/16 points. The overall average score of practice was 26.7 ± 4.5/32 points. There was no difference between men and women (p = 0.96) and between ages (p = 0.29) in terms of common knowledge, common attitudes and practices on COVID-19 prevention. There was a difference in common knowledge, common attitude and common practice on COVID-19 prevention and control with ethnicity (p<0.01), religion (p<0.01), education level (p). <0.01), occupation (p<0.01), household economy (p<0.01) and living area (p<0.01). Sources of information about the COVID-19 epidemic from the press, television, the internet, social networks, neighbors and relatives related to common knowledge, common attitudes and common practices in COVID-19 prevention and control (p =0.0000). The source of information about the COVID-19 epidemic from loudspeakers was only related to general knowledge (p=0.001). There is a positive correlation between common knowledge and common attitude (r=0.490, N=1,154 and p=0,000) and common practice (r=0,601, N=1,154, p=0,000) on COVID-19 prevention. There is a positive correlation between common attitude and common practice (r=0,545, n=1,154, p=0,000) on COVID-19 prevention.
- Đăng nhập để gửi ý kiến