Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Một số trường hợp rối loạn phát triển giới tính do thiểu sản tuyến sinh dục tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2015-2023

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Một số trường hợp rối loạn phát triển giới tính do thiểu sản tuyến sinh dục tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2015-2023
Tác giả
Trần Thị Ngọc Anh; Nguyễn Việt Hoa; Nguyễn Quang
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD4
Trang bắt đầu
1-8
ISSN
2354-0613
Tóm tắt

Thiểu sản tuyến sinh dục là tình trạng tuyến sinh dục kém phát triển thời kỳ bào thai nên giảm sản xuất một phần hoặc hoàn toàn hormon sinh dục gây rối loạn phát triển giới tính, vô sinh. Thiểu sản tuyến sinh dục thường gặp ở hội chứng Turner (NST 45,X) hoặc hội chứng Klinefelter (NST 47,XXY) ngoài ra còn gặp ở người NST 46,XX hoặc 46,XY hoặc thể khảm 45,X/46,XY...Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả 13 ca lâm sàng thiểu sản tuyến sinh dục tại BV HN Việt Đức giai đoạn 2015-2023.Kết quả: 7 người thiểu sản hoàn toàn và 6 người thiểu sản không hoàn toàn tuyến sinh dục: có 5 người NST khảm 45,X/46,XY, có 4 người NST 46,XY, có 3 người NST 47,XXY và 1 người NST 46,XX. Trong đó 7 người có bộ phận sinh dục nữ, vú và lông mu không phát triển, vô kinh nguyên phát khi trưởng thành. 5 người có bộ phận sinh dục nam, có dương vật và tinh hoàn 1 hoặc 2 bên, khi trưởng thành dậy thì muộn, vô sinh. Một người bộ phận sinh dục không rõ ràng. Xét nghiệm hormon testosterone, estradiol thấp, FSH và LH cao. Kết luận: Thiểu sản tuyến sinh dục gặp ở người NST 46,XX hoặc 46,XY, hoặc 47,XXY hoặc thể khảm NST 45,X/46,XY với đặc trưng là tuyến sinh dục kém hoặc không phát triển, không có dấu hiệu dậy thì hoặc dậy thì muộn, vô kinh và vô sinh nguyên phát.

Abstract

Gonadal dysgenesis is a condition of the genital gland that is underdeveloped during the fetal period, which causes partial or total reduction in the production of genital hormones that cause sexual development disorders, infertility. Genital dysfunction is common in Turner syndrome (karyotype 45,X) or Klinefelter syndrome (47,XXY), and also in those with karyotype 46,XX or 46,XY or 45,X/46XY.Objects and method: This study is to describes 13 clinical cases of of gonadal dysgenesis in the Vietduc hospital from 2015 to 2023. Results: There were seven patients with complete gonadal dysgenesis and six patients partial gonadal dysgenesis, in which five patients 45,X/46,XY; four patients 46,XY, three patient Klinefelter with 47,XXY and one patient with 46,XX. Seven with female genitalia, breast and pubic hair were undeveloped, primary amenorrhea in adulthood. Five cases phenotype man with normal penis, one or two testes in scrotum, delayed puberty and azoospermia. One case was ambiguous genitalia. While concentration of testosterone and estradiol were lower than normal, LH and FSH were higher than normal.Conclusion: Gonadal dysgenesis occurs in those with chromosomes 46,XX or 46,XY, or 47,XXY ormosaic chromosome 45,X/46,XY, characterizing with poor or undeveloped genital glands, no signs of puberty or late puberty, amenorrhea and primary infertility.