Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật trên bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ năm 2021 – 2023

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật trên bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ năm 2021 – 2023
Tác giả
Lê Võ Nhật Thành; Hồ Long Hiển
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
61
Trang bắt đầu
279-285
ISSN
2354-1210
Tóm tắt

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung và đánh giá kết quả phẫu thuật cắt tử cung toàn phần kèm nạo hạch chậu hai bên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 59 bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung điều trị bằng phẫu thuật cắt tử cung toàn phần kèm nạo hạch chậu hai bên tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ từ tháng 03/2021 đến tháng 03/2023. Bệnh nhân được ghi nhận đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giai đoạn bệnh theo FIGO và đánh giá trong mổ kích thước khối u, tai biến và biến chứng của phẫu thuật, mô bệnh học, tình trạng di căn hạch. Xử lí số liệu bằng SPSS 20.0. Kết quả: Ra huyết âm đạo là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất, tỉ lệ 91,5%. Triệu chứng thực thể thường gặp nhất là tử cung to 45,8%. Không ghi nhận xâm lấn trực tràng, bàng quang, buồng trứng trên CT scan. Số hạch nạo được tối thiểu là 3 hạch, tối đa là 40 hạch. Tỉ lệ di căn hạch là 13,6%. Giai đoạn IA chiếm tỉ lệ cao nhất 50,8%. Phân độ biến chứng theo Clavien - Dindo độ 0 tỉ lệ 74,6%, độ 1 là 8,5%, độ 2 là 13,5%, độ 5 là 3,4%. Loại mô học và độ mô học có liên quan đến di căn hạch chậu (p < 0,05). Kết luận: Phẫu thuật cắt tử cung toàn phần kèm nạo hạch chậu 2 bên là phẫu thuật an toàn và hiệu quả trong điều trị ung thư nội mạc tử cung.

Abstract

Endometrial cancer ranks second among gynaecological malignancies, after cervical cancer. Surgical treatment, including radical hysterectomy and pelvic lymphadenectomy, is the most important component and is often applied to the majority of patients. Objectives: To determine clinical, paraclinical characteristics and assessment of treatment results of radical hysterectomy and pelvic lymphadenectomy. Materials and method: A cross-sectional descriptive study was conducted on 38 patients with endometrial cancer. They underwent laparotomy hysterectomy and pelvic lymphadenectomy at Can Tho City Oncology Hospital from March 2021 to March 2023. Patients were recorded for clinical characteristics, paraclinical, stage according to FIGO, and intraoperative assessment of tumor size, complications and complications of surgery, histopathology, and lymph node status. All the data was analyzed by SPSS 20.0. Results: Vaginal bleeding is the most common symptom of endometrial cancer, with 91.5% of cases. Palpable uterine can be found in 45.8%. There was no rectal invasion, bladder invasion, or ovarian invasion on the CT scan. The minimum number of dissected lymph nodes is 3 nodes, the maximum is 40 nodes. The rate of lymph node metastasis is 13.6%. Stage IA accounts for the highest proportion (50.8%). intraoperative complications rate was low. Surgical complications using Clavien– Dindo classification grade 0 was 74.6%, grade 1 was 8.5%, grade 2 was 13.5%, and grade 5 was 3.4%. Tumor type and histology grade are predictive factors for lymph node metastasis (P < 0.05). Conclusion: Radical hysterectomy with pelvic lymphadenectomy is a safe and effective surgery that improves survival in the treatment of endometrial cancer.