Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh màng trong bằng bơm surfactant qua kỹ thuật lisa ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh màng trong bằng bơm surfactant qua kỹ thuật lisa ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ
Tác giả
Nguyễn Trung Hậu , Nguyễn Thị Kiều Nhi, Lê Thị Thúy Loan, Trần Đức Long
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
48
Trang bắt đầu
29-35
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Bệnh màng trong phổ biến ở trẻ sơ sinh non tháng, xảy ra do thiếu hụt surfactant vì phổi chưa trưởng thành. Bơm surfactant ít xâm lấn (LISA) điều trị bệnh màng trong đã được chứng minh về hiệu quả, an toàn, tính khả thi và được áp dụng nhiều nơi trên thế giới.1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh non tháng.2) Đánh giá kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan thất bại điều trị bệnh màng trong bằng bơm surfactant qua kỹ thuật LISA. 3) Khảo sát một số yếu tố liên quan đến thất bại điều trị bệnh màng trong bằng bơm surfactant qua kỹ thuật LISA Nghiên cứu mô tả cắt ngang 169 trẻ sơ sinh non tháng bệnh màng trong tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ tháng 01/2019 đến 12/2020. Giới tính nam chiếm 59,2%, tuổi thai trung bình 31,3 ± 2,7 tuần, cân nặng trung bình 1576 ± 463g. Có 29,6% trẻ suy hô hấp mức độ nặng, có 15,4% trẻ nhiễm trùng sơ sinh sớm, bệnh màng trong độ II, III chiếm 78,7%. Bơm surfactant giúp giảm nhu cầu FiO2 rõ rệt sau 6 giờ (53,1% xuống 32,8%), tăng SpO2 (88,6% lên 94,1%). Sau bơm 6 giờ, bệnh màng trong độ III giảm từ 86,7% xuống 31,1%, không còn bệnh màng trong độ IV. Trẻ sống chiếm 62,2%, tử vong 37,8%. Yếu tố liên quan đến thất bại điều trị: tuổi thai, cân nặng lúc sinh, suy hô hấp nặng (OR=5,63, p=0,029), nhiễm trùng sơ sinh sớm (OR=5,33, p=0,034). Điều trị bệnh màng trong bằng surfactant cho trẻ sơ sinh non tháng đạt hiệu quả đáng kể và cần tiếp tục thực hiện.

Abstract

Hyaline membrane disease is a common problem in preterm infants. This disorder is caused primarily by a deficiency of pulmonary surfactant in an immature lung. The less invasive surfactant administration (LISA) for the treatment of respiratory distress syndrome has been proven to be effective, safe and feasible and is being applied in many parts of the world. Objectives: 1) To describe clinical, paraclinical features and treatment of hyaline membrane disease in preterm neonates with LISA method. 2) Evaluation of the resulting value and some unsuccessful factor associations with the surfactant replacement with LISA method. 3) Investigate some factors related to treatment failure in the surfactant replacement with LISA method. Materials and methods: A cross-sectional study was conducted on 169 premature infants diagnosed with respiratory distress syndrome. They were admitted to the Neonatology Department at the Can Tho Gynecology Obstetrics Hospital from 01/2019 - 12/2020. Results: The rate of male was 59.2%, the average gestational age was 31.3 ± 2.7 weeks and the infant birth weight was 1576 ± 463 grams. There were 29.6% of patients having severe level of respiratory failure and the rate of grade II, III based on X-ray image was 78.7%. The rate of early-onset neonatal infections was 15.4%. Surfactant replacement reduces FiO2 concentration (53.1% vs 32.8) and increases SpO2 (88.6% vs 94.1%). Especially, 6 hours after supplement, the rate of grade III based on X-ray reduces from 86.7% to 31.1%. The success rate was 62.2%. The rate of mortality was 37.8%. Relevant factors to failure treatment were gestation, birth weight, early-onset neonatal infection (OR=5.33, p=0.034), infants having severe levels of respiratory failure (OR=5.63, p=0.029). Conclusion: The treatment of hyaline membrane disease using surfactant for preterm neonates showed positive results and should be implemented to save premature infant lives.