
Trước tình hình đề kháng kháng sinh như hiện nay, xác định nguyên nhân gây bệnh và đánh giá sử dụng kháng sinh tại các cơ sở khám chữa bệnh sẽ giúp bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm sử dụng kháng sinh và đánh giá sử dụng kháng sinh phù hợp với hướng dẫn của BYT trên bệnh nhân viêm phổi cộng đồng và viêm phổi bệnh viện ở một bệnh viện tại thành phố Cần Thơ năm 2018-2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 155 bệnh nhân có lấy mẫu đàm làm kháng sinh đồ ở một bệnh viện tại Thành phố Cần Thơ từ 4/2018-4/2020. Phác đồ điều trị theo kinh nghiệm và sau khi có kết quả vi sinh được cho là phù hợp khi thoả mãn cả 4 điều kiện về lựa chọn kháng sinh, liều dùng, đường dùng và số lần dùng. Lựa chọn kháng sinh là yếu tố đầu tiên được đánh giá và sau khi chỉ tiêu này phù hợp thì sẽ đánh giá đồng thời 3 chỉ tiêu còn lại. Dữ liệu thu thập từ hồ sơ bệnh án và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả: Dạng phối hợp β-lactam với quinolon được chỉ định nhiều nhất chiếm 77/155 (49,7%), cephalosporin chiếm 46/155 (29,7%) và βlactam/chất ức chế β-lactam chiếm 18/155 (11,6%). Phác đồ theo kinh nghiệm và sau khi có kết quả vi sinh phù hợp với khuyến cáo lần lượt là 49% và 65,9%, trong đó sự phù hợp về số lần dùng là thấp nhất.
In the current situation of antibiotic resistance, determining causative pathogens and evaluating prescription antibiotics therapy help physicians reach appropriate antibiotic regimens and treatment efficiency and mitigate the percentage of antimicrobial resistance. Objectives: To identify the characteristics of antibiotic use and assess the appropriateness of antibiotics therapy in inpatients with community-acquired pneumonia and hospital-acquired pneumonia following the Ministry of Health guidelines. Materials and methods A cross-sectional study was conducted on 155 patients diagnosed with pneumonia who were collected sputum specimensfor microbiological tests at a hospital in Can Tho city from 04/2018 to 04/2020. Antibiotic therapy before and after microbiological results was appropriatewhen all 4 appropriate criteria in terms of antibiotic selection, dose,route of administration, and the number of times. Antibiotic selection was the first criterium to be evaluated, and other criteria were evaluated after appropriate antibiotic selection. Data were collected from medical records and were analyzed by SPSS 18.0 software. Results: Combination of β-lactamase with quinolones reached the highest rate at 77/155 (49.7%), following cephalosporin with 46/155 (29.7%) and β-lactamase/ βlactamase inhibitor combination with 18/155 (11.6%). Antibiotic therapy before and after microbiological results appropriate to guidelines accounted 49% and 65.9% relatively. While the appropriate number of antibiotics in initial therapy was relatively low and reached 44.5%, that of the antibiotic therapy after microbiological results rose significantly, reaching 65.9%. Conclusion: The percentage of antimicrobial regimens following the guidelines of the Ministry of Health was relatively smaller than other criteria. Microbiological tests have contributed to improving the rate of appropriate antibiotic use.
- Đăng nhập để gửi ý kiến