Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa trên một số mô hình in vitro của dược liệu bìm bịp Clinacanthus nutans (Burm. F.) Lindau, Acanthaceae

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa trên một số mô hình in vitro của dược liệu bìm bịp Clinacanthus nutans (Burm. F.) Lindau, Acanthaceae
Tác giả
Nguyễn Thị Trang Đài; Cao Nguyễn Ngọc Ân; Lê Thị Thanh Yến
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
57
Trang bắt đầu
101-108
ISSN
2354-1210
Tóm tắt

Xác định hoạt tính kháng oxy hóa các cao toàn phần và cao phân đoạn của Bìm bịp trên một số mô hình in vitro mô hình DPPH, thử nghiệm FRAP. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Dược liệu Bìm bịp được thu hái tại Núi Cấm – An Giang, tiến hành chiết xuất bộ phận dùng bằng cồn 96%, chiết phân bố lỏng-lỏng cao cồn với các dung môi có độ phân cực tăng dần dichloromethan, ethyl acetat, và nước thu được các cao phân đoạn, sắc ký cột chân không cao phân đoạn thu được phân đoạn đơn giản. Thử tác dụng kháng oxy hóa trên các cao bộ phận dùng và các cao phân đoạn trên mô hình thử khả năng loại gốc tự do DPPH và mô hình khử sắt FRAP. Kết quả: Thử tác dụng kháng oxy hóa các bộ phận dùng của dược liệu Bìm bịp cho thấy cao thân có tác dụng mạnh nhất. Chiết phân bố lỏng-lỏng cao thân với các dung môi khác nhau thu được các cao phân đoạn dichloromethan, ethyl acetat và nước, kết quả thử kháng oxy hóa cao ethyl acetat có tác dụng mạnh, sắc ký cột chân không cao ethyl acetat thu được 4 phân đoạn, thử tác dụng kháng oxy hóa trên 4 phân đoạn. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu đã cung cấp dữ liệu về hoạt tính kháng oxy hóa của Bìm bịp, góp phần quan trọng cho cơ sở lựa chọn sử dụng dược liệu này một cách hợp lý, an toàn và phát triển nghiên cứu thành phần hóa học của Bìm bịp theo định hướng tác dụng sinh học.