Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Nghiên cứu thực trạng sử dụng dung dịch truyền tĩnh mạch tại Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Nghiên cứu thực trạng sử dụng dung dịch truyền tĩnh mạch tại Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng
Tác giả
Trịnh Thị Lý; Phùng Văn Duyên
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
Đặc biệt 1
Trang bắt đầu
192-199
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá thực trạng sử dụng dung dịch truyền tĩnh mạch tại Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Đại học Y Hải Phòng, chúng tôi đã phân tích hồi cứu 120 bệnh án của 120 bệnh nhân, kết quả như sau: Gần 3/4 số bệnh nhân là người cao tuổi và người già. Bệnh nhân tái nhập viện là 5,83%. Bệnh nhân chuyển viện là 10,83%. Rất ít bệnh nhân được can thiệp kỹ thuật hồi sức cấp cứu. Tỷ lệ bệnh nhân được truyền dịch là 87,5%. Dung dịch được sử dụng phổ biến nhất là NaCl 0,9% với tỷ lệ 84,76% bệnh nhân được truyền. 2/3 số bệnh nhân được truyền dịch liên quan đến việc sử dụng thuốc. Gần 1/3 số bệnh nhân được truyền dịch với mục đích dự phòng sốc giảm thể tích. Ngày nằm viện trung bình là 6,96 ngày, ngày truyền dịch trung bình là 6,14 ngày. 11,43% bệnh nhân được truyền dịch không cần thiết. Dung dịch ringer lactat được sử dụng khá khiêm tốn. Một số trường hợp truyền dung dịch glucose chưa đúng chỉ định. Một số bệnh nhân có chế độ ăn giảm muối nhưng vẫn được truyền dung dịch mặn (để pha thuốc). Một số dung dịch ưu trương và thuốc vận mạch chưa được truyền qua tĩnh mạch trung tâm.