Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Nghiên cứu ứng dụng thang điểm mSOAR trong tiên lượng bệnh nhân đột quỵ não

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Nghiên cứu ứng dụng thang điểm mSOAR trong tiên lượng bệnh nhân đột quỵ não
Tác giả
Nguyễn Xuân Nhân; Hoàng Khánh
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
DB1
Trang bắt đầu
305-313
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá giá trị của thang điểm mSOAR trong tiên lượng tử vong và kết cục chức năng thời điểm 7 ngày và 30 ngày sau đột quỵ não (ĐQN). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 109 bệnh nhân (BN) ĐQN nhập viện và điều trị tại khoa Đột quỵ, Bệnh viện TW Huế từ tháng 7/2020 - 5/2021. Tiêu chuẩn chọn bệnh là BN ĐQN được chẩn đoán theo tiêu chuẩn lâm sàng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và có hình ảnh chảy máu não (CMN) hoặc nhồi máu não (NMN) trên phim cắt lớp vi tính sọ não (CT) không tiêm thuốc cản quang hoặc phim CT không tiêm thuốc cản quang bình thường nhưng lâm sàng phù hợp với ĐQN. Các BN thỏa mãn tiêu chuẩn được khám và đánh giá lúc nhập viện, theo dõi tại thời điểm 7 ngày và 30 ngày sau ĐQ. Kết quả: Tuổi trung bình là 65,5 ± 13,1 tuổi; nam: 61,5%. Các BN có điểm mSOAR từ 0-6 điểm. Thang điểm mSOAR tiên lượng rất tốt kết cục tử vong thời điểm 7 ngày với diện tích dưới đường cong ROC 0,935 (95% CI 0,881 - 0,988), tiên lượng tốt thời điểm 30 ngày với diện tích dưới đường cong ROC 0,876 (95% CI 0,810 - 0,942); tiên lượng kết cục xấu thời điểm 30 ngày với diện tích dưới đường cong ROC 0,857 (95% CI 0,785 - 0,929). Tăng điểm mSOAR làm tăng kết cục tử vong tại thời điểm 7 ngày với OR = 4,109 (p < 0,05), tăng điểm mSOAR làm tăng kết cục tử vong tại thời điểm 30 ngày với OR = 2,446 (p < 0,001) và làm tăng kết cục chức năng xấu tại thời điểm 30 ngày với OR = 4,548 (p < 0,001). Kết luận: Thang điểm mSOAR góp phần tiên lượng kết cục tử vong và kết cục chức năng thời điểm 7 ngày và 30 ngày sau đột quỵ não.

Abstract

To evaluate the value of mSOAR in predicting mortality and functional outcome at 7 days and 30 days after stroke. Methods: Prospective observational study on 109 patients hospitalized and treated at Department of Stroke, Hue Central Hospital between 7/2020 - 5/2021. Inclusion criteria were patients with cerebral stroke diagnosed according to clinical criteria of the World Health Organization (WHO) and images of cerebral hemorrage or infarction on non contrast brain computed tomography, or non contrast brain computed tomography was normal but the clinical was consistent with cerebral stroke. The patients who met the criteria were examined and evaluated at admission, followed up at 7 days and 30 days after stroke. Results: The mean age was 65.5 ± 13.1 years old, male accounted for 61.5%. The patients had mSOAR scores ranging from 0 to 6 points. The mSOAR score had a very good prognosis for mortality at 7 days with the area under the ROC curve 0.935 (95% CI 0.881 - 0.988), a good prognosis for mortality at 30 days with the area under the ROC curve 0.876 (95% CI 0.810 – 0.942); and a good prognosis for poor outcome at 30 days with area under the ROC curve 0.857 (95% CI 0.785 - 0.929). Increasing the mSOAR score increased the mortality outcome at 7 days with OR = 4.109 (p < 0.05), increasing the mSOAR score increased the mortality outcome at 30 days with OR = 2.446 (p < 0.001) and the bad functional outcome at 30 days with OR = 4.548 (p < 0.001). Conclusions: mSOAR score contributed to the prognosis of mortality and functional outcome at 7 days and 30 days after stroke.