Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Nguyên nhân, xử trí và kết quả sớm điều trị thủng thực quản

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Nguyên nhân, xử trí và kết quả sớm điều trị thủng thực quản
Tác giả
Dương Bá Lập; Lý Minh Tùng; Trần Văn Minh Tuấn; Trần Hữu Duy
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
266-270
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mô tả nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng của tổn thương, hình ảnh học và đánh giá kết quả điều trị các trường hợp thủng thực quản. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca được chẩn đoán và điều trị thủng thực quản tại bệnh viện Bình Dân trong khoảng thời gian 5 năm từ 06.2014 đến 06.2019. Kết quả: Có 36 bệnh nhân, gồm 17 ca thủng thực quản ở cổ (47%), 15 ca ở ngực (42%) và 4 ca ở bụng (11%). Nguyên nhân chính gây thủng thực quản là do dị vật (41,7%). CT giúp phát hiện tổn thương 94%. Có 8 ca điều trị bảo tồn, tỉ lệ thành công là 75%. Khâu thì đầu có tỉ lệ thành công là 87,5%. Tỉ lệ tử vong chung là 8,3%. Kết luận: Thủng thực quản cần chẩn đoán sớm để giảm tỉ lệ tử vong. CT-scan là phương tiện hữu ích, cung cấp nhiều thông tin giúp chẩn đoán. Điều trị bảo tồn có thể áp dụng trong những trường hợp chọn lọc. Khâu thì đầu là một lựa chọn tốt cho thủng thực quản, có tỉ lệ thành công cao.

Abstract

Reseach and evaluate the principles of clinical characteristic and treatment of perforations. Materials and Methods: A case-series study was conducted to describe etiology, clinical characteristic and to evaluate the outcomes of treatment for esophageal perforation at the Binh Dan hospital in a 5 years period, from 06.2014 to 06.2019. Results: There were 36 patients, 24 male and 12 female, average age 46.6 years old. Site of perforation includes 17 cases at cervix (47%), 15 cases at thorax (42%) and 4 cases at abdomen (11%). Main mechanisms of esophageal injury are foreign bodies (41.7%) and complication of gastric endoscopy (33.4%). CT scan examination finds 93.9% cases. Non-operation treatment were successful in 6/8 cases. The majority of cases are amenable to primary repair. Overall mortality in patients is estimated at 8.3%. Conclusion: CT scan with oral contrast provides high sensitivity and reveals more finding information. Non-operation should be considered when the clinical situation allows for a less invasive approach. Primary repair is the treatment of choice for esophageal perforation with highly successful rate.