Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam năm 2021

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh - Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam năm 2021
Tác giả
Nguyễn Thị Song Hà; Nguyễn Thị Thơm
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
213-218
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mô tả cơ cấu và phân tích danh mục thuốc đã sử dụng theo phương pháp ABC/VEN của Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2021. Đối tượng nghiên cứu: Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2021 (bao gồm 282 khoản mục thuốc hoá dược, 13 khoản mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và 170 khoản mục vị thuốc cổ truyền quy đổi thành 338 khoản mục loại thuốc thang). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 633 khoản mục thuốc tương ứng 6.893,4 triệu đồng. Thuốc đơn thành phần chiếm đa số: 238 khoản mục (84,4%) tương đương 2.411,1 triệu đồng (66,8%). Thuốc biệt dược gốc chiếm tỷ lệ thấp 28/282 khoản mục (13,1%) và 24,6% giá trị sử dụng. Đa số thuốc sử dụng có nguồn gốc sản xuất trong nước, tuy nhiên giá trị sử dụng thấp, lần lượt là 18,4 % thuốc hóa dược; 33,2% thuốc đông y, thuốc từ dược liệu; 22% thuốc Nam. Thuốc hóa dược chủ yếu dùng đường uống; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và thuốc thang sử dụng 100% là đường uống. Cơ cấu các thuốc sử dụng theo phân hạng ABC về giá trị sử dụng phù hợp với quy định [1]: Hạng A chiếm 79,8%, hạng B chiếm 15,1% và hạng C chiếm 5,1%. Thuốc AN chỉ có 01 khoản mục, chiếm 1,1% giá trị sử dụng. Một số thuốc cùng hoạt chất, hàm lượng, dạng bào chế được sử dụng ở cả hạng A, hạng B và hạng C. Kết luận: Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh là tương đối hợp lý; cần tăng giá trị sử dụng thuốc sản xuất trong nước, hạn chế thuốc nhóm AN, BN không cần thiết để tiết kiệm ngân sách và giúp giảm gánh nặng tài chính cho bệnh viện.