Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng giai đoạn 03/2020 - 02/2021

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng giai đoạn 03/2020 - 02/2021
Tác giả
Trần Thị Ngân; Nguyễn Thị Diệu; Nguyễn Thị Thu Phương; Ngô Thị Quỳnh Mai
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
Đặc biệt
Trang bắt đầu
45-50
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu là phân tích thực trạng hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng trong giai đoạn 03/2020 - 02/2021. Nghiên cứu hồi cứu m tả được thực hiện với 128 báo cáo ADR tại bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng. Số lượng báo cáo trung bình là 11 báo cáo/tháng. Thuốc gặp ADR được báo cáo nhiều nhất là nhóm kháng sinh beta-lactam, nhóm giảm đau chống viêm kh ng steroid. Hoạt chất thường gặp gây ADR bao gồm diclofenac và paracetamol. Đánh giá chất lượng báo cáo ADR cho thấy có 61 báo cáo có chất lượng tốt (điểm > 0,8) chiếm 47,66%; 67 báo cáo có chất lượng chưa tốt (điểm ≤ 0,8) chiếm tỷ lệ 52,34%. Kết quả đề ra tính cấp thiết triển khai hoạt động báo cáo ADR một cách hiệu quả trên phạm vi toàn bệnh viện..

Abstract

This study aimed to analysis the current practices regarding adverse drug reaction (ADR) reporting at Haiphong International Hospital from March 2020 to February 2021. A retrospective study was performed with 128 ADR reports at Hai Phong International General Hospital. The average number of reports is 11 reports per month. The group of drugs that cause the most ADR reactions are beta-lactam antibiotics, non-steroidal anti-inflammatory drugs; and active ingredients caused ADR include diclofenac and paracetamol. Assessment of ADR reports quality showed that reports of good quality (score > 0.8) were 61 reports, accounting for 47.66%; 67 reports of poor quality (score ≤ 0.8), accounting for 52.34%. The results highlight the urgency of implementing effective ADR reporting across the hospital.