Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Phẫu thuật bảo tồn vật liệu độn mông sau nhiễm trùng khoang đặt túi: Báo cáo 1 ca lâm sàng

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Phẫu thuật bảo tồn vật liệu độn mông sau nhiễm trùng khoang đặt túi: Báo cáo 1 ca lâm sàng
Tác giả
Phạm Thị Việt Dung; Phạm Kiến Nhật
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
03
Trang bắt đầu
271-275
ISSN
2354-080X
Tóm tắt

Nâng mông là phẫu thuật thẩm mỹ ngày càng phổ biến. Nhiễm trùng chiếm 1,9 đến 5% biến chứng. Phương pháp điều trị thường là phối hợp liệu pháp kháng sinh và tháo vật liệu; tuy đảm bảo hiệu quả điều trị nhiễm trùng nhưng để lại tác động tâm lý đáng kể. Chúng tôi báo cáo một trường hợp điều trị thành công bằng liệu pháp kháng sinh phối hợp phẫu thuật bảo tồn túi độn mông. Bệnh nhân nữ 29 tuổi, được chẩn đoán nhiễm trùng khoang đặt túi sau phẫu thuật độn mông 10 ngày. Bệnh nhân được điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ; phẫu thuật lấy túi, rửa khoang, rửa và đặt lại túi cùng thì. Sau mổ bệnh nhân hết sốt, vết mổ liền tốt. Sau 8 tháng, hai mông hoàn toàn ổn định, không có biểu hiện nhiễm trùng tái phát, siêu âm không thấy tụ dịch. Phối hợp liệu pháp kháng sinh và phẫu thuật bảo tồn túi độn là khả thi và có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác cần thời gian theo dõi dài hơn và trên số lượng lớn ca lâm sàng.

Abstract

Gluteal augmentation is a popular esthetic surgery, in which postoperative infection accounts for about 1.9 to 5% of complications. The usual treatment for these infection cases is a combination of antibiotic therapy and removal of the implants. Although this method is effective in treating the infections, it leaves a significant psychological impact on the patient. We report a case that was successfully treated with antibiotic therapy in combination with silicone implant-conserving surgery. A 29-year-old female patient was diagnosed with an infection of the implant pocket 10 days after gluteal augmentation surgery. The patient was treated with antibiotic therapy and operated to irrigate the silicone implant and the pockets, and then the implants were reinserted into the pockets after irrigation. After 2 weeks, stitches were removed. After 8 months, the shape of the buttocks were normal and there was no sign of recurrent infection. Ultrasound did not show any fluid accumulation. A combination of antibiotic therapy and implant-conserving surgery is a good treatment approach to save infected buttock implants. Future longitudinal studies with a larger sample are needed to refine this approach.