Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Phẫu thuật Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn nghẹt tại Cần Thơ năm 2021-2023

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Phẫu thuật Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn nghẹt tại Cần Thơ năm 2021-2023
Tác giả
Thái Ngọc Hân; Nguyễn Văn Tuấn; Đặng Hồng Quân; Lâm Hoàng Huấn; Phạm Văn Lình
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
63
Trang bắt đầu
37 - 42
ISSN
2345-1210
Tóm tắt

Thoát vị bẹn nghẹt là một biến chứng thường gặp trong cấp cứu ngoại khoa, có nhiều phương pháp điều trị bao gồm mổ mở và mổ nội soi. Phẫu thuật Lichtenstein đã được áp dụng trong điều trị thoát vị bẹn nghẹt từ lâu trên thế giới cũng như nước ta. Tuy nhiên, tại Cần Thơ, kỹ thuật này chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này. (1) Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân thoát vị bẹn nghẹt; (2) Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn nghẹt bằng phương pháp Lichtenstein tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang ở 35 bệnh nhân thoát vị bẹn nghẹt được điều trị bằng phương pháp Lichtenstein. Độ tuổi trung bình là 51,8±19,9. Có 45,7% bệnh nhân thoát vị bẹn nghẹt bên phải, bên trái 54,3%. ASA trung bình trước mổ là 1,3±0,5. Thời gian phẫu thuật trung bình 96,9±29,3 phút. Hoại tử ruột non có 1 trường hợp (2,9%). Có 2,9% trường hợp tụ dịch vết mổ và 2,9% trường hợp bí tiểu sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ 3,7±1,1 ngày. Đánh giá kết quả sớm: 91,4% tốt, 8,6% khá. Kết quả sau 6 tháng: 97,1% tốt, 2,9% khá. Điều trị thoát vị bẹn nghẹt bằng phẫu thuật Lichtenstein là an toàn và hiệu quả.

Abstract

Background: Strangulated inguinal hernia is a common complication in emergency surgery with many methods of treatment including open and laparoscopic surgery. Lichtenstein repair has been used in the treatment for strangulated inguinal hernia for a long time in the world as well as in our country. However, at Can Tho, this technique has not been adequately studied, therefore this study was conducted. Objectives: (1) To determine clinical and subclinical features of strangulated inguinal hernia; (2) To evaluate the results of Lichtenstein repair for strangulated inguinal hernia at Can Tho Central General Hospital and Can Tho City General Hospital. Materials and methods: This was a prospective, cross-sectional study on 35 patients with strangulated inguinal hernia who underwent Lichtenstein repair. Results: The mean age of patients was 51.8±19.9 years old. Right strangulated inguinal hernia was 45.7%, on left side was 54.3%. Mean ASA score 1.3±0.5. Mean operation time was 96.9±29.3 minutes. Necrosis of the small intestine in 1 patient (2.9%). The rate of seroma and urinary retention postoperative were 2.9% and 2.9%. Mean postoperative hospitalizing time was 3.7±1.1 days. Assessment of early results: very good and good accounted for 91.4% and 8.6%, respectively. Assessment of late results after 6 months: very good and good accounted for 97.1%, 2.9%, respectively. Conclusion: Lichtenstein repair for strangulated inguinal hernia is a safe and effective.