Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

So sánh lâm sàng chỉ silk và chỉ polypropylene sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
So sánh lâm sàng chỉ silk và chỉ polypropylene sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm
Tác giả
Lê Hùng Cường; Nguyễn Thị Thanh Tâm; Nguyễn Thị Bích Lý
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1B
Trang bắt đầu
311-315
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

So sánh tình trạng lành thương mô mềm, độ lỏng mũi khâu, mức độ đau khi cắt chỉ giữa hai nhóm sử dụng chỉ silk và chỉ polypropylene sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh hai nhóm với thiết kế nửa miệng, được thực hiện trên 38 bệnh nhân có đồng thời hai răng khôn hàm dưới có mức độ khó và độ lệch tương đương nhau. Bệnh nhân bốc thăm để phân nhóm ngẫu nhiên và xác định loại chỉ silk hay polypropylene được sử dụng cho mỗi bên. Tình trạng lành thương mô mềm được đánh giá tại thời điểm ngày thứ 3 và thứ 7 sau phẫu thuật. Độ lỏng mũi khâu và mức độ đau khi cắt chỉ được đánh ghi nhận vào thời điểm ngày thứ 7 sau phẫu thuật. Kết quả: Nhóm chỉ polypropylene có tình trạng lành thương mô mềm tốt hơn nhóm chỉ silk ở cả hai thời điểm ngày thứ 3 và 7 sau phẫu thuật. Vào thời điểm ngày thứ 3, điểm lành thương mô mềm ở nhóm chỉ polypropylene (6,32  1,32) cao hơn nhóm chỉ silk (5,68  0,70), p=0,029. Vào thời điểm ngày thứ 7, điểm lành thương mô mềm ở nhóm chỉ polypropylene (6,42  1,11) cao hơn nhóm chỉ silk (5,97  0,64), p=0,029. So với nhóm chỉ silk, chỉ polypropylene có độ lỏng ít hơn (0,51  0,60 mm so với 2,70  0,69 mm, p<0,001) và mức độ đau khi cắt chỉ thấp hơn (3,58  4,25 so với 8,29  8,00, p=0,003). Kết luận: So với việc sử dụng chỉ silk trong phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm, chỉ polypropylene giúp tình trạng lành thương mô mềm tốt hơn, độ lỏng mũi khâu ít hơn và mức độ đau khi cắt chỉ thấp hơn.

Abstract

To compare soft tissue healing, suture slack and suture removal pain between two groups silk and polypropylene after surgical removal of impacted mandibular third molar. Method: A randomized clinical trial comparing two groups with a split-mouth design was performed. Total number of 38 patients undergoing surgical extraction of two symmetrically impacted third molars with similar difficulty were involved in the study. Patients were assigned to two groups and determine the type of silk or polypropylene suture used on each side. Soft tissue healing was scored at 3rd and 7th day postoperatively. Suture slack and removal pain were recorded on the 7th day postoperatively. Results: The polypropylene group had higher soft tissue healing score than silk group on both 3rd and 7th day postoperatively. At 3rd day, the soft tissue healing score in the polypropylene group (6.32  1.32) was higher than the silk suture group (5.68  0.70), p=0.029. At 7th day, the soft tissue healing score in the polypropylene group (6.42  1.11) was higher than the silk group (5.97  0.64), p=0.029. Compared to the silk, the polypropylene had less slack (0.51  0.60 mm vs 2.70  0.69 mm, p<0.001) and lower suture removal pain (3.58  4.25 vs. 8.29  8.00, p=0.003). Conclusion: Compared to using silk, polypropylene helped soft tissue heal better, reduced suture slack and removal pain after surgical removal of impacted mandibular third molar.