Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

So sánh yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở ba vùng sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
So sánh yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm ở ba vùng sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019
Tác giả
Tôn Thất Cảnh Trí; Nguyễn Thành Sơn; Đoàn Vũ Lực; Nguyễn Thanh Tú; Võ Thanh Long; Đặng Thị Anh Thư
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
13-20
ISSN
1859-3836
Tóm tắt

Bệnh không lây nhiễm đang là thách thức toàn cầu và gánh nặng gia tăng cho xã hội và hệ thống y tế. Nghiên cứu tiến hành nhằm mô tả thực trạng và so sánh các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm ở người dân thuộc ba vùng sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 1167 người dân từ 15 tuổi trở lên tại ba vùng sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên bộ câu hỏi STEPS từ 10/2019 đến 12/2019. Kết quả: Người dân ở nông thôn hút thuốc lá cao nhất (50,3%) tiếp đến là miền núi (41,2%) và thành thị (8,5%) (p<0,001). Tỷ lệ người dân uống rượu bia ở mức gây hại theo thứ tự lần lượt là miền núi (80,6%), thành thị (10,7%) và nông thôn (8,7%) (p<0,001). Tỷ lệ người dân có chế độ ăn rau củ/trái cây không đủ theo khuyến cáo của WHO ở nông thôn (45,6%) cao hơn so với thành thị (28,0%) và miền núi (26,4%) tương ứng với (p<0,001). Tỷ lệ người dân thiếu hoạt động thể lực ở thành thị (40,6%) cao hơn so với nông thôn (37,7%) và miền núi (21,7%) (p<0,001). Tỷ lệ người dân ở thành thị và nông thôn thừa cân, béo phì tương đương nhau (33,7%) và cao hơn so với miền núi (32,6%) với (p=0,045). Kết luận: Các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm có sự khác biệt giữa ba vùng sinh thái, do đó cần có những giải pháp can thiệp phù hợp làm giảm yếu tố nguy cơ với đặc điểm của mỗi vùng.