Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Stress và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau mắc Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Stress và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau mắc Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả
Huỳnh Giao; Nguyễn Ngọc Lân; Võ Kim Ngân; Nguyễn Thị Kim Thoa; Nguyễn Thị Ngọc Hân
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
239-242
ISSN
1859-1868
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Xác định tỷ lệ stress và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân sau mắc COVID-19 đến khám tại hai bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2022 trên người bệnh sau khi xác định mắc COVID-19 ít nhất 4 tuần tại hai bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng thang đo stress (Perceived Stress Scale) để đánh giá tình trạng stress của người bệnh. Số liệu được thu thập thông qua bộ câu hỏi tự điền. Có 325 người bệnh tham gia nghiên cứu, tuổi trung bình 42,5 (±15,3) tuổi, giới nữ (61,8%) chiếm đa số. Tỷ lệ stress ghi nhận 23,4% với mức độ nhẹ và nặng lần lượt là 14,8% và 8,6%. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa stress với giới tính và bệnh lý đi kèm của đối tượng tham gia (p<0,05). Tỷ lệ và mức độ stress ở bệnh nhân sau mắc COVID-19 tương đối cao, điều này cho thấy sự cần thiết phải tầm soát các vấn đề tâm lý trên những bệnh nhân này.

Abstract

To assess the percentage of stress and associated factors among patient with post COVID-19 who checkup at two hospitals in Ho Chi Minh City in 2022. A cross sectional study was performed between January to March 2022 among patient post COVID-19 at least 4 weeks who checkup at two hospitals in Ho Chi Minh City. The Perceived Stress Scale was used to measure the perception of stress. Data was collected via a self-administered questionnaire. A total of 325 patients completed the survey, the mean age of participant was 42.5 (±15.3) years and the majority of responsedent was female (61.8%). There was 23.4% of participants had stress catagorized the level of mild and severe was 14.8% and 8.6%, respectively. There was a significant relationship between stress and gender, present of commorbidities. (p<0.05). The presence of such increased prevalence and seriousness of stress disorders among patients post COVID-19 underlines the necessity for serious consideration to the mental health standing of these patients.