Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Sự không nhận biết triệu chứng giảm mùi của người bệnh Parkinson

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Sự không nhận biết triệu chứng giảm mùi của người bệnh Parkinson
Tác giả
Đặng Thị Huyền Thương; Trần Ngọc Tài
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
321-325
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Xác định tỉ lệ người bệnh Parkinson không nhận biết được triệu chứng giảm mùi, và tìm các yếu tố liên quan đến việc nhận biết triệu chứng giảm mùi của người bệnh Parkinson. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu cắt ngang tại bệnh viện Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Parkinson dựa theo tiêu chuẩn của Hội bệnh Parkinson và Rối loạn vận động thế giới (MDS). Người bệnh được khảo sát khả năng tự đánh giá chức năng khứu giác bằng câu hỏi “anh/chị có bị giảm mùi không”. Người bệnh được đánh giá chức năng khứu giác khách quan dựa vào nghiệm pháp nhận biết mùi Việt Nam (VSIT). Các dữ liệu được thu thập gồm nhân khẩu học và thông tin về bệnh Parkinson. Các thang điểm đánh giá bao gồm MMSE (Mini-Mental State Examination), MDS-UPRRS (Movement Disorder Society-Unified Parkinson's Disease Rating Scale), và Hoehn & Yahr. Kết quả: Trong số 218 bệnh nhân Parkinson, có 113 (51,8%) bệnh nhân tự đánh giá bản thân bình thường về mùi nhưng khi đánh giá khách quan ghi nhận giảm mùi với điểm VSIT < 8. Trong số 184 bệnh nhân bị giảm mùi chỉ có 71 (38,6%) bệnh nhân tự nhận biết được tình trạng giảm mùi. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt về điểm MMSE giữa nhóm bệnh nhân không nhận biết được triệu chứng giảm mùi và nhóm bệnh nhân nhận biết được triệu chứng giảm mùi (P=0,56). Nhóm nhận biết được tình trạng giảm mùi có tuổi lớn hơn, tuổi khởi bệnh lớn hơn, và trình độ học vấn tốt hơn so với nhóm không nhận biết được tình trạng giảm mùi (tất cả P < 0,05). Kết luận: Nhiều bệnh nhân Parkinson không nhận biết được triệu chứng giảm khứu giác. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận sự nhận biết triệu chứng giảm mùi của người bệnh Parkinson có liên quan với trình độ học vấn, và không liên quan có ý nghĩa với chức năng nhận thức được đánh giá bằng thang điểm MMSE.

Abstract

The aim of this study was to determine the frequency of unawareness of hyposmia in patients with PD, and to investigate factors associated with awareness ability of hyposmia in PD patients. Methods: This cross-sectional study was conducted at University Medical Center HCMC, Ho Chi Minh city. Patients were diagnosed with PD according to the International Parkinson’s Disease and Movement Disorder Society 2015 Diagnostic Criteria. All participants were asked “Do you reduce your sense of smell?”. PD patients were assessed for odor identification ability using the VSIT (Vietnamese smell identification test). Socio-demographic data and PD related information were collected. Participants were assessed cognitive station using MMSE. PD patients were evaluated for disease severity using H&Y staging and the MDS-UPDRS (Movement Disorder Society-Unified Parkinson's Disease Rating Scale). Results: Among 218 PD patients, 113 (51.8%) patients reported that they had normal olfaction, but their VSIT scores were less than 8. Among 184 PD patients with hyposmia, only 71 (38.6%) patients correctly identified that they had hyposmia. Our study showed that there was no difference in MMSE scores between the unaware group and the aware group (P=0.56). The group that was aware of hyposmia had older age, older age at onset, and higher education level than the unaware group (all P < 0.05). Conclusion: Many PD patients do not recognize hyposmia. Our study found that awareness of hyposmia in PD patients was related to education level, and was not significantly related to cognitive function assessed by the MMSE scale.