
Mô tả thực trạng kiến thức và hành vi quản lý bệnh cao huyết áp trong cộng đồng người cao tuổi tại xã Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính và phỏng vấn sâu ở đối tượng nghiên cứu bao gồm người bệnh tăng huyết áp và người chăm sóc chính của người bệnh tăng huyết áp từ 60 tuổi trở lên. Kết quả: Kiến thức và hành vi về quản lý bệnh tăng huyết áp của người tham gia nghiên cứu không đồng nhất. Hơn 85% người tham gia đã có kiến thức về tăng huyết áp, cụ thể là nhận biết tính chất của bệnh mãn tính, các triệu chứng của bệnh, sử dụng thuốc và cách xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện. Tuy nhiên, hành vi của họ không phản ánh kiến thức, các hành vi bao gồm: chỉ đi khám khi phát hiện triệu chứng nặng, không tự giác điều chỉnh thói quen ăn uống, không chủ động tìm hiểu các loại thuốc mình sử dụng, và chưa theo dõi huyết áp hàng ngày. Bên cạnh đó, nguồn tin sức khoẻ dành cho đối tượng người cao tuổi chưa đủ đa dạng và hiệu quả để giúp họ cải thiện kĩ năng chăm sóc sức khoẻ.Kết luận: Người cao tuổi tại địa bàn xã Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội đã có kiến thức sơ bộ về tăng huyết áp tuy nhưng kiến thức chưa đủ toàn diện để khiến họ tự giác thay đổi hành vi, lối sống. Việc nâng cao kiến thức, hành vi tuân thủ và cung cấp các nguồn thông tin phù hợp với khả năng tiếp cận của người cao tuổi rất cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ cũng như để làm tiền đề xây dựng một cộng đồng bền vững lâu dài.
The study aims to explore the experiences of older adults in Da Ton Commune, Gia Lam, Hanoi regarding their knowledge and behaviors in managing hypertension. Materials and methods: The study employs qualitative research methods and in-depth interviews. The participants in the study included hypertensive older adults (60 years old) and the primary caregivers of older adults. Result: The study revealed significant disparities among the participants in terms of their knowledge and behaviors related to managing hypertension. While over 85% of the participants demonstrated a sufficient understanding of hypertension, their actual behaviors did not align with their knowledge. Undesirable behaviors included seeking medical attention only when experiencing severe symptoms, a lack of proactive adjustment in dietary habits, limited initiative in researching their prescribed medications, and a failure to consistently monitor their blood pressure levels. Furthermore, the health information resources aimed at the elderly population lack the necessary diversity and effectiveness to improve their healthcare management skills. Conclusion: The research findings suggest that the elderly population in Da Ton Commune possesses a rudimentary understanding of hypertension. However, their knowledge is not comprehensive enough to induce them to voluntarily modify their behaviors and lifestyles. It is vital to enhance their knowledge through educational interventions and provide instructions on the importance of adherence behavior while making credible sources of information available to them. Thus, it will enhance their quality of life and contribute to a more sustainable community.
- Đăng nhập để gửi ý kiến