Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Thay khớp khuỷu megaprosthesis cho trường hợp không phải ung thư xương: Báo cáo ca lâm sàng hiếm gặp

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Thay khớp khuỷu megaprosthesis cho trường hợp không phải ung thư xương: Báo cáo ca lâm sàng hiếm gặp
Tác giả
Trần Quyết; Trần Trung Dũng; Nguyễn Hữu Mạnh; Vũ Đức Việt; Nguyễn Quốc Trung; Trần Đại Hiệp
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
101-105
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Điều trị khuyết xương vùng khuỷu vẫn còn là một thách thức rất lớn trong chấn thương chỉnh hình nhằm phục hồi hình thể và chức năng của khớp khuỷu. Việc tái tạo xương khuyết là rất khó khăn do sự phức tạp về cơ sinh học của khớp khuỷu và phần mềm che phủ khu vực này rất kém, vì vậy thay khớp khuỷu megaprothesis có thể coi là giải pháp tối ưu nhất trong những trường hợp này. Ca lâm sàng: Chúng tôi giới thiệu 1 ca lâm sàng thay khớp khuỷu megaprothesis điều trị khuyết xương do di chứng chấn thương rất hiếm gặp. Bệnh nhân nữ 35 tuổi bị khuyết xương 3cm đầu xa xương cánh tay, mất vững hoàn toàn khớp khuỷu, không tự gấp duỗi chủ động được khuỷu tay. Thang điểm đánh giá chức năng khớp khuỷu Mayo [1] trước mổ đạt mức kém với 45 điểm, thời gian theo dõi sau mổ là 13 tháng. Kết quả sau mổ biên độ khớp khuỷu gấp chủ động đạt 130 độ, duỗi chủ động 0 độ, sấp cẳng tay chủ động 90 độ, ngửa cẳng tay chủ động đạt 70 độ, thang điểm đánh giá chức năng khớp khuỷu Mayo đạt mức xuất sắc với 95 điểm. Bệnh nhân hoàn toàn hài lòng với kết quả sau phẫu thuật. Kết luận: Kết quả của chúng tôi cho thấy thay khớp khuỷu megaprothesis là một lựa chọn rất hiệu quả với những trường hợp khuyết xương rộng vùng khuỷu do di chứng chấn thương. Tuy nhiên để có kết quả tốt nhất cần có sự chuẩn bị trước mổ kỹ lưỡng.

Abstract

Treatment of elbow bone defects is still a huge challenge in orthopedic in order to restore the shape and function of the elbow joint. Bone defect reconstruction is very difficult due to biomechanical complexity of the elbow joint and the poor coverage tissue of this area, so mega-prothesis can be considered the most optimal solution in these cases. Case report: We present a clinical case of mega-prothesis elbow replacement for treatment of bone defects due to very rare traumatic sequelae. 35- year-old female patient with a 3cm bone defect at distal humerus, the elbow joint was completely unstable and could not be active flexion and extension. The Mayo elbow function assessment scale pre-surgery was poor at 45 points. The post-operative follow-up time was 13 months, range of elbow flexed motion was 130 degrees, patient was maximally extension, the forearm pronation and supination were 90 and 70 degrees, respectively. The Mayo score is excellent with 95 points. The patient was completely satisfied with the postoperative results. Conclusion: Our results show that mega-prothesis elbow replacement is a very effective option for cases large elbow bone defects due to trauma sequelae. However, careful preoperative preparation is required for the best outcome.