Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Thực trạng nhạy cảm ngà trên nhân viên công ty Hanvico – Hà Nội

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Thực trạng nhạy cảm ngà trên nhân viên công ty Hanvico – Hà Nội
Tác giả
Đỗ Thị Thu Hương; Trịnh Đình Hải; Đinh Diệu Hồng; Trần Thị Ngọc Anh; Trương Thị Mai Anh; Vũ Lê Phương
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
96-102
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Nhạy cảm ngà (NCN) là là cơn đau nhói thoáng qua xuất hiện trên phần ngà bị lộ khi gặp các kích thích ngoại lai như: kích thích nhiệt, thổi hơi, cọ xát, thẩm thấu hay hoá học mà không do bệnh lý hoặc khiếm khuyết răng miệng nào khác và ở răng bình thường thì mức kích thích đó không đủ gây đau (ADHA, 2001). Bên cạnh bệnh sâu răng và bệnh viêm quanh răng, thì nhạy cảm ngà đang là mối quan tâm hàng đầu của bác sĩ Răng Hàm Mặt1. Mục đích của nghiên cứu này là xác định thực trạng của hiện tượng NCN trên đối tượng là nhân viên công ty Hanvico tại thành phố Hà Nội. Nghiên cứu khảo sát trên 288 nhân viên công ty Hanvico đang làm việc tại Hà Nội. Kết quả như sau: Trong 288 nhân viên công ty Hanvico, nam chiếm 24,7%, nữ chiếm 75,3%. Tỷ lệ NCN chung là 24%. Tỷ lệ NCN cao nhất gặp trên nhóm tuổi 40-49 tuổi (30%), tiếp đó đến nhóm 30-39 tuổi (24%), nhóm trên 50 tuổi (18%), nhóm 20-29 tuổi gặp ít hơn (11%) và không gặp ở nhóm tuổi <20 tuổi. Khi nghiên cứu mối liên quan giữa tình trạng NCN và chế độ ăn thực phẩm có nhiều acid, sữa hoặc bổ sung calci thì không thấy có khác biệt giữa nhóm NCN và nhóm không nhạy cảm ngà (K-NCN). Nghiên cứu mối quan hệ giữa tình trạng NCN và một số điều trị bệnh răng miệng như lấy cao răng và phẫu thuật nha chu cũng không thấy khác biệt giữa nhóm NCN và K-NCN. Tuy nhiên, tình trạng mòn cổ răng gặp nhiều ở nhóm NCN (43%) so với nhóm K-NCN (9%). Không thấy mối liên hệ giữa tình trạng co lợi và mòn răng giữa nhóm NCN và K-NCN.

Abstract

Dentine Hypersensitivity (DH) is a short pain when dentine is exposed with external stimuli such as: thermal, vapor, rubbing, osmotic or chemical stimuli without pathological or any other dental defect and in normal teeth that level of stimulation is not sufficient to cause pain (ADHA, 2001). Besides tooth decay and periodontal disease, dentine hypersensitivity is a top concern of Odonto-Stomatology doctors1. The aim of this study was to identify the ratio of DH in workers at Hanvico Company, Ha Noi, Viet Nam. Results were as follows: In 288 workers at Hanvico Company, men is 24,7%, women is 75,3%. The ratio of DH is 24%. The highest ratio of DH in group 40-49 years old (30%), next is group 30-39 years old (24%), group above 50 years old (18%), group 20-29 years old (11%) and 0% in group under 20 years old. When studying the relationship between DH status and a diet high in acid, milk or calcium supplements, no difference was found between the DH group and the dentine-insensitive group (DI). When studying the relationship between DH status and some oral disease treatments such as tartar removal and periodontal surgery also found no difference between the DH and DI groups. However, abrasion was more common in the DH group (43%) compared with the DI group (9%). There was no relationship between gum recession and tooth attrition between the DH and DI groups.