Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Trung tâm Y tế huyện Tân Phước năm 2021

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Trung tâm Y tế huyện Tân Phước năm 2021
Tác giả
Dương Trương Phú; Thái Thị Kim Tươi; Nguyễn Thị Thúy Hằng; Nguyễn Chí Toàn; Giang Thị Thu Hồng; Nguyễn Thuý Thuý Nga; Cao Nguyễn Hồng Khanh; Nguyễn Tuấn Kiệt; Quách Khánh Thành; Nguyễn Thị Diễm Trinh
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
325-330
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Trung tâm Y tế huyện Tân Phước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu, lấy mẫu thuận tiện thu thập kết quả dựa trên phiếu thu thập thông tin của 300 bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ. Kết quả: Qua khảo sát 300 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tăng huyết áp có kèm đái tháo đường típ 2 cho thấy độ tuổi trung bình là 64,92 ± 10,78 và tỷ lệ nam là 36,3%, nữ là 63,7%. Các yếu tố nguy cơ tim mạch phổ biến trong mẫu nghiên cứu bao gồm tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp, béo bụng hoặc béo phì và thói quen ăn mặn. Sử dụng nhiều nhất là thuốc amlodipin chiếm tỷ lệ rất cao 87,3%, tiếp đến là enalapril 14%, losartan 4%, bisoprolol 3%. Phác đồ đơn trị liệu chiếm 62,7% trong đó metformin chiếm đa số 59,7% và sulfonylure là 3%. Mệt mỏi là tác dụng phụ phổ biến nhất ghi nhận được trong nghiên cứu với tỷ lệ 36,7%, đau đầu là 23,7%. Tương tác thuốc ghi nhận được là 56 trường hợp chiếm tỷ lệ 18,7%, trong đó cặp tương tác nhiều nhất là metformin+enalapril 13,3%. Kết luận: Từ kết quả nghiên cứu, ta có thể thấy rằng bệnh nhân tăng huyết áp trong mẫu nghiên cứu có những yếu tố nguy cơ tim mạch phổ biến và đa số sử dụng thuốc amlodipin để điều trị. Việc giáo dục và tư vấn bệnh nhân về tầm quan trọng của tuân thủ điều trị sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm các biến chứng liên quan đến tăng huyết áp.

Abstract

Analyze the current status of medication use in hypertensive patients with type 2 diabetes at Tan Phuoc Medical Center. Materials and methods: This is a cross-sectional, retrospective, and prospective study with convenient sampling of 300 patients who meet the inclusion and exclusion criteria, based on information collection forms. Results: The study sample included hypertensive patients with an average age of 64.92±10.78 and a male-to-female ratio of 36.3% to 63.7%. Common cardiovascular risk factors in the sample included family history of hypertension, obesity or overweight, and high salt intake. The most commonly used medication was amlodipine with a high proportion of 87.3%, followed by enalapril (14%), losartan (4%), and bisoprolol (3%). Monotherapy accounted for 62.7% of which metformin accounted for the majority at 59.7% and sulfonylureas at 3%. Fatigue was the most commonly reported adverse effect at a rate of 36.7%, followed by headache at 23.7%. Drug interactions were recorded in 56 cases, accounting for 18.7%, of which the most common drug interaction pair was metformin+enalapril at 13.3%. Conclusion: From the study results, we can see that hypertensive patients in the study sample had common cardiovascular risk factors and mostly used amlodipine for treatment. Educating and counseling patients on the importance of treatment adherence can help improve treatment effectiveness and reduce complications related to hypertension.