Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến báo cáo trực tuyến một số bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Nghệ An năm 2020 – 2021

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến báo cáo trực tuyến một số bệnh truyền nhiễm tại tỉnh Nghệ An năm 2020 – 2021
Tác giả
Nguyễn Thành Lợi; Nguyễn Thị Ngọc Bích; Lê Thị Trang; Nguyễn Đăng Vững; Trần Thị Thanh Thuỷ
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
162-166
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mô tả thực trạng báo cáo trực tuyến và phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng báo cáo trường hợp bệnh hai bệnh truyền nhiễm COVID-19 và Viêm não vi rút tại tỉnh Nghệ An năm 2020 - 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang; 72 cán bộ y tế tại 21 Trung tâm y tế và 15 Bệnh viện công lập tham gia công tác báo cáo Bệnh truyền nhiễm được phỏng vấn định tính và định lượng về các yếu tố: tổ chức nhân sự, công tác chỉ đạo, trang thiết bị và hệ thống phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm; Tại các Bệnh viện, đánh giá chất lượng hồ sơ bệnh án về các trường hợp bệnh truyền nhiễm của 02 bệnh COVID-19 và Viêm não vi rút năm 2020 – 2021. Kết quả nghiên cứu: 100% đơn vị Trung tâm Y tế tuyến huyện có quy trình báo cáo, 33,3% tuyến bệnh viện không có quy trình báo cáo. 52,3% đơn vị trung tâm Y tế huyện có thực hiện phản hồi các thông tin sai lệch cho tuyến trên.Về chất lượng báo cáo trường hợp bệnh tại các bệnh viện: 82,8% báo cáo trường hợp bệnh Viêm não vi rút và 79,3% báo cáo trường hợp bệnh COVID-19 có chất lượng Đạt; Có mối liên quan và có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ đơn vị có chất lượng báo cáo đạt với tuổi và học vấn của cán bộ chuyên trách thực hiện báo cáo tại đơn vị. Tỷ lệ này cao hơn ở nhóm cán bộ có độ tuổi dưới 40 tuổi và nhóm cán bộ có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên (p<0,05); chưa tìm thấy mối liên quan giữa nhóm đơn vị có sự kiểm tra, giám sát hỗ trợ của tuyến trên, có cán bộ chuyên trách thực hiện báo cáo với chất lượng báo cáo (p>0,05). Kết luận: Các đơn vị Y tế công lập cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Thông tư 54/2015/TT-BYT, nhất là việc quản lý chất lượng số liệu báo cáo, cập nhật, phản hồi thông tin báo cáo trường hợp bệnh. Có mối liên quan giữa độ tuổi, trình độ chuyên môn của cán bộ với chất lượng báo cáo. Không có mối liên quan giữa đơn vị có sự kiểm tra giám sát và cán bộ chuyên trách với chất lượng báo cáo.

Abstract

To describe the current status of online report system and analyze some factors related to the quality of case report of two infectious diseases (COVID-19 and viral encephalitis) in Nghe An province in 2020 – 2021. Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study. In total,72 health workers at 21 district health centers and 15 public hospitals who are responsible for infectious diseases report were interviewed qualitatively and quantitatively on the following factors: human resources operation, direction, equipment and infectious disease reporting software system. At Hospitals, the quality of medical records on COVID-19 and Viral Encephalitis in 2020-2021 were evaluated. Research results: 100% of the District Health Centers had proper reporting process while 33.3% of Hospitals did not have a reporting process. However, 52.3% of district health centers have reported inaccurate information to higher levels. Regarding the quality of case reports at hospitals: 82.8% reported cases of inflammatory disease viral brain and 79.3% of COVID-19 case reports have met thequality standard; There was a significant relationship between the percentage of Units had good quality report with ages and education of the staff in charge of reporting at the unit. The number was higher in the group with more employees under 40 years old and the group with professional qualifications from the University (p<0.05); No correlation between the group which had leaders to manage the implementation of the Circular, the supervision and support of the upper level, and the staff in charge of reporting with the quality of the reports (p> 0.05). Conclusion: Public health units need to strengthen their self-inspection and supervision of the implementation of Circular 54/2015/TT-BYT, especially the quality management of reporting, updating, and feedback data case report.