Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Tỉ lệ nhiễm giang mai và các yếu tố liên quan ở người sử dụng dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm tại bệnh viện Thành Phố Thủ Đức

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Tỉ lệ nhiễm giang mai và các yếu tố liên quan ở người sử dụng dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm tại bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Tác giả
Trần Nguyễn Ái Thanh; Nguyễn Hoàng Anh Vũ; Phan Thị Hoài Yến; Ngụy Như Ngọc Chiêu; Vũ Trí Thanh; Nguyễn Thị Thu Hương
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD1
Trang bắt đầu
192-198
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) đã làm thay đổi cách phòng ngừa HIV và ứng dụng của nó trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra một nghịch lý trong đó PrEP giúp giảm tỉ lệ HIV nhưng lại tăng nguy cơ nhiễm STIs, đặc biệt là trong các nhóm có nguy cơ cao như nam giới quan hệ tình dục với nam giới (MSM) và nữ hành nghề mại dâm. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tỉ lệ nhiễm giang mai và các yếu tố liên quan ở người sử dụng PrEP tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức. Phương pháp: kiểm định chi-bình phương và OR được sử dụng để phân tích nguy cơ của các yếu tố như tuổi, giới tính, nghề nghiệp với nhiễm giang mai. Kết quả: Tỉ lệ nhiễm giang mai ở người sử dụng PrEP là 11,3%. Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ nhiễm giang mai bao gồm: là nam giới (OR=8,21 KTC 95%: 1,38 – 32,96; p=0,013); tuổi từ 26 đến 35 (OR=2,31; KTC95%: 1,48 – 3,61; p<0,0001). Trong khi dân tộc không liên quan và nghề nghiệp như lao động tự do, buôn bán làm giảm nguy cơ nhiễm giang mai so với làm công nhân (OR= 0,46; KTC 95%: 0,23 – 0,89; p=0,023). Kết luận: Cần phải có các chương trình sàng lọc định kỳ và phát hiện sớm STIs ở người dùng PrEP để tối ưu hóa hiệu quả điều trị.

Abstract

Pre-exposure prophylaxis (PrEP) has changed the way HIV prevention is approached and its application worldwide. However, studies have indicated a paradox where PrEP reduces HIV rates but increases the risk of STIs, especially in high-risk groups such as men who have sex with men (MSM) and female sex workers. This study was conducted to determine the rate of syphilis infection and related factors among PrEP users at Thu Duc City Hospital. Methods: Chi-square tests and ORs were used to analyze the risk factors such as age, gender, and occupation with syphilis infection. Results: The rate of syphilis infection in PrEP users was 11.3%. Risk factors that increased the risk of syphilis infection included: being male (OR=8.21, 95% CI: 1.38 – 32.96; p=0.013); aged between 26 and 35 (OR=2.31; 95% CI: 1.48 – 3.61; p<0.0001). Ethnicity was not related, and occupations such as freelance work and trading reduced the risk of syphilis infection compared to being a factory worker (OR= 0.46; 95% CI: 0.23 – 0.89; p=0.023). Conclusion: Regular screening programs and early detection of STIs in PrEP users are necessary to optimize treatment efficacy.