Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Tính cách và hành vi tìm kiếm thông tin của sinh viên điều dưỡng

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Tính cách và hành vi tìm kiếm thông tin của sinh viên điều dưỡng
Tác giả
Nguyễn Xuân Lành; Nguyễn Võ Nhã Hoàng; Huỳnh Thụy Phương Hồng
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
CD2
Trang bắt đầu
147-157
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Khảo sát mức độ hành vi tìm kiếm thông tin (TKTT) trong học tập của sinh viên điều dưỡng Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, xác định mối liên quan của các yếu tố như đặc điểm tính cách, năm học, điểm trung bình, giới tính, mức chi tiêu, thời gian tìm kiếm thông tin với hành vi tìm kiếm thông tin trong học tập của sinh viên. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 373 sinh viên Điều dưỡng, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh từ 03/2021 đến 07/2021. Kết quả. Sinh viên điều dưỡng áp dụng các hành vi TKTT ở mức trên trung bình (3,4±0,5). Google là công cụ tìm kiếm thông tin được sử dụng nhiều nhất (4,6±0,7). Nghiên cứu tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thời gian tìm kiếm thông tin với hành vi TKTT (p<0,05). Ngoài ra, nghiên cứu xác định mối tương quan nghịch yếu giữa “bất ổn cảm xúc” và hành vi tìm kiếm thông tin trong học tập của sinh viên điều dưỡng (r=-0,118, p<0,05). Bốn đặc điểm tính cách còn lại có mối liên hệ tương quan thuận với hành vi tìm kiếm thông tin trong học tập của sinh viên. Kết luận. Hành vi TTKT cần thời gian để rèn luyện và áp dụng, do đó cần can thiệp, hỗ trợ cho sinh viên từ những năm đầu đại học. Cần tạo nguồn cơ sở dữ liệu thông tin miễn phí, đã được kiểm duyệt để đảm bảo độ tin cậy của thông tin mà sinh viên tiếp nhận.

Abstract

To investigate personality traits and information searching behaviors of nursing students at the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City. Methodology. A cross-sectional survey was conducted on 373 nursing students from March 2021 to July 2021 Results. Information searching behaviors of nursing students was average (3.4±0.5). Google was the most used information search engine (4.6±0.7). The research found a statistically significant difference between the time to search for information and the information retrieval process (p<0.05). In addition, there was a weak negative correlation between “emotional instability” and information searching behavior of nursing students (r=-0.118, p<0.05). The remaining four personality traits are positively correlated with information searching behavior Conclusion. There was a need of time to practice and apply information searching, and thus it was essential to have interventions and to provide supports for nursing students from the university. It was suggested to create a free, censored database of information to ensure the reliability of the information which students approached.