Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Tình hình và đặc điểm tuân thủ điều trị hiv/aids ở trẻ em tại tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Tình hình và đặc điểm tuân thủ điều trị hiv/aids ở trẻ em tại tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
41
Tóm tắt

Trẻ em nhiễm HIV/AIDS là nạn nhân chịu hậu quả nặng nề nhất của đại dịch và nó làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng và suy dinh dưỡng ở trẻ. Mục tiêu nghiên cứu:(1) Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng ở trẻ nhiễm HIV/AIDS; (2) Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị HIV/AIDS ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 127 trẻ em ≤ 15 tuổi nhiễm HIV/AIDS, đến khám và điều trị từ 05/2020 đến tháng 03/2021 tại phòng Khám, Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng và người chăm sóc chính của trẻ. Kết quả: Trẻ em điều trị HIV/AIDS chủ yếu 10-<15 tuổi (57,5%). Tỷ lệ trẻ nhiễm HIV/AIDS ở trẻ nữ và nam lần lượt là 55,9% và 44,1%. Về dân tộc, 70,9% trẻ dân tộc Kinh, 28,3% trẻ dân tộc Khmer. Về nơi cư trú và kinh tế gia đình, 82,7% trẻ sống ở nông thôn; 80,3% trẻ có gia đình kinh tế nghèo. Người hỗ trợ chăm sóc trẻ chủ yếu cha và mẹ (73,2%). Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 83,5%. Trẻ nhiễm HIV/AIDS ở giai đoạn lâm sàng I, II, III và IV lần lượt là 18,1%; 26%; 39,4% và 16,5%. Tỷ lệ tuân thủ điều trị HIV/AIDS ở trẻ em là 76,4%. Kết luận: Tỷ lệ trẻ điều trị HIV/AIDS tại tỉnh Sóc Trăng là người dân tộc khá cao, kinh tế khó khăn và tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. Tỷ lệ tuân thủ điều trị HIV/AIDS ở trẻ em chưa cao, cần tăng cường hỗ trợ đối với gia đình trẻ em điều trị HIV/AIDS, trong đó, hướng dẫn tuân thủ điều trị đóng vai trò quan trọng.

Abstract

HIV/AIDS infected children are the hardest-hit victims of the pandemic and it makes higher the incidence of infections and malnutrition in children. Objectives: (1) To describe some characterization of epidemiology, clinical and subclinical children with HIV/AIDS. (2) To determine adherence to HIV/AIDS treatment among HIV/AIDS infected children. Materials and methods: A cross-sectional descriptive study was conducted on 127 children aged 15 years and under with HIV/AIDS who came for examination and treatment from May 2020 to March 2021 at the Clinic, Soc trang Obstetrics and Pediatrics Hospital and their caregivers. Results: There are 57.5% of children treated for HIV/AIDS mainly from 10 to under 15 years old. The rate of infected HIV/AIDS children in males and females were 55.9% and 44.1% respectively. For ethnicity, there was 70.9% of Kinh children, 28.3% of Khmer children. For residence and family economy, there was 82.7% of children live in rural areas; 80.3% of children have poor economic families. Child care support is mainly father and mother (73.2%). The rate of malnourished children is 83.5%. Children infected with HIV/AIDS in the clinical stages of I, II, III and IV, respectively, 18.1%; 26%; 39.4% and 16.5%. The rate of adherence to HIV/AIDS treatment in children is 76.4%. Conclusion: The rate of children being treated for HIV/AIDS in Soc Trang province is quite high from ethnic minorities, with economic difficulties and a high rate of malnutrition. The rate of adherence for HIV/AIDS treatment in children is not high, it is necessary to strengthen support for children's families undergoing HIV/AIDS treatment, in which, adherence guidelines play an important role.