Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học ở ba tỉnh miền Bắc năm 2020

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học ở ba tỉnh miền Bắc năm 2020
Tác giả
Lê Thị Hiệp; Lê Danh Tuyên; Trần Thúy Nga; Trần Khánh Vân; Phan Thị Hồng Diệu; Nguyễn Thị Lan Phương
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
190-194
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của học sinh tiểu học hiện nay còn chưa được nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 487 học sinh tiểu học từ 6-10 tuổi tại tỉnh Điện Biên, Hà Nam, Thái Nguyên năm 2020 nhằm khảo sát TTDD của trẻ. Học sinh được xác định cân nặng, chiều cao để tính chỉ số Z-score. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm, thấp còi và TC-BP ở 3 tỉnh lần lượt là 5,5%, 15,6% và 24,2%. Học sinh nam có tỷ lệ bị TC-BP cao hơn có ý nghĩa thống kê so với học sinh nữ (p<0,01). So với học sinh nam, học sinh nữ có gia tăng cân nặng và chiều cao vượt trội ở thời điểm 8 tuổi. Kết luận: Học sinh tiểu học ở 3 tỉnh miền Bắc đang đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng. Học sinh nữ từ thời điểm 8 tuổi cần được chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý để phát triển được tối đa tiềm năng về tầm vóc cũng như hạn chế các nguy cơ của SDD và TC-BP ở giai đoạn phát triển tiếp theo.

Abstract

There is a limited research on nutrition status of primary schoolchildren. This cross-sectional study was conducted on 487 primary school children in Dien Bien, Ha Nam and Thai Nguyen province in 2020 to assess nutritional status of the children. Students were measured for weight and height to calculate BMI for age Z-score of (BAZ) with the cutoff at BAZ<-2 and BAZ>1 for malnutrition and overweight and obesity, respectively. Results: Prevalence of wasting, stunting and overweight and obesity among students in 3 provinces was 5.5%, 15.6% and 24.2%, respectively. The prevalence of overweight and obesity among boys was significant higher than in girls (p<0.01). Girls had significant weight and height velocation at the age of 8 years compared with boys. Conclusion: Primary school children in the provinces were facing with the bouble burden of diseases. Girls at the age of 8 years need to be cared and fed properly to maximize the potential stature development as well as reduce risks of malnutrition and overweight and obesity in the next stage of growth.