Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của người bệnh phẫu thuật tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2020

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của người bệnh phẫu thuật tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thị Loan; Đỗ Tất Cường; Trần Thị Năm; Trần Châu Quyên; Bùi Thị Kim Huế
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
CD4
Trang bắt đầu
224-231
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mô tả tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của người bệnh ung thư có chỉ định phẫu thuật (PT) tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Phương pháp: nghiên cứu quan sát tiến cứu từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2020. Người bệnh ≥ 18 tuổi, được đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc và PG-SGA trước và ngày thứ 3 sau phẫu thuật. Khẩu phần ăn (đường miệng, đường ruột và tĩnh mạch) được đánh giá hàng ngày liên tục từ trước phẫu thuật cho tới sau phẫu thuật 7 ngày. Kết quả: Tổng số 152 người bệnh (106 nữ), tuổi trung bình 50 ± 13,7. Nhìn chung tỉ lệ % nhu cầu năng lượng và protein sau mổ đáp ứng > 50%, có xu hướng tăng dần từ ngày thứ 1 và cao nhất vào ngày thứ 4 sau mổ. Ở nhóm cần nuôi dưỡng tĩnh mạch tới ngày thứ 5 sau PT, tỉ lệ nguy cơ cao và SDD là 83,8% so với tỉ lệ chung là 26,6% và năng lượng/protein khẩu phần cải thiện chậm từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7. Người bệnh phẫu thuật đường ung thư tiêu hóa có tỉ lệ SDD cao nhất. 48% người bệnh có giảm cân sau PT. Kết luận: Người bệnh có nguy cơ hoặc suy dinh dưỡng trước mổ cần hỗ trợ nuôi tĩnh mạch nhiều hơn và dài ngày hơn. Cần theo dõi việc nuôi dưỡng người bệnh sau phẫu thuật để can thiệp kịp thời nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng sau phẫu thuật.

Abstract

To describe nutritional status and the dietary intake of perioperative patients undergoing major surgery at Hanoi Oncology Hospital. Materials and Methods: This prospective, observational study was conducted from May to July 2020. Indicated surgery patients of 18 years of age or older waiting for operation were assessed nutritional status using Patient Generated Subjective Global Assessment (PGSGA) preoperatively. Anthropometric measurements were measured for each patient preoperatively and at the 3rd postoperative day (POD3). The 24 hours dietary recalls were collected from the preoperative day until the day the patient was discharged. Results: A total of 152 patients (106 females), mean aged 50 ± 13.7 were included. In general, dietary intake covers > 50% of the energy and protein requirement, gradually increased from POD1 to POD4. Among the group remaining in PN support until POD5, the prevalence of high risk and actual malnutrition was 83.8% compared to 26.6% in general and energy/protein intake slightly increased from POD5 to POD7. Gastrointestinal cancer patients were at the highest risk of malnutrition. 48% of patients had postoperative weight loss. Conclusion: Patients with malnutrition prior to surgery had higher need and received parenteral nutrition support for a longer time. Dietary intakes before and after surgery should be monitored in order to intervene immediately to reduce malnutrition rates postoperatively.