Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Tổng quan các phương pháp điều trị cong dương vật bẩm sinh trong dị tật miệng niệu đạo thấp ở trẻ em

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Tổng quan các phương pháp điều trị cong dương vật bẩm sinh trong dị tật miệng niệu đạo thấp ở trẻ em
Tác giả
Phạm Ngọc Thạch
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
CD2
Trang bắt đầu
535-541
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Dị tật cong dương vật trong tật miệng niệu đạo thấp là thương tổn cong dương vật về phía mặt bụng. Tần suất cong dương vật hiện diện ở 11% thể trước, 30% thể giữa và 81% các trường hợp thể sau trong dị tật miệng niệu đạo thấp, trong khi đó dị tật miệng niệu đạo thấp gặp 1 trong 300 trẻ trai sinh ra [1]. Về mặt nguyên nhân, có 4 nhóm chính bao gồm thiểu sản da mặt bụng dương vật, vật xốp thoái hóa co rút, mất cân đối vật hang và cuối cùng là sàn niệu đạo ngắn. Điều trị đúng cong dương vật là bước đi đầu tiên và cần thiết để điều trị tốt dị tật miệng niệu đạo thấp ở phần tạo hình niệu đạo tiếp theo. Năm 1995 tác giả Duckett [1] đưa ra quan niệm mới về vai trò sàn niệu đạo trong việc tạo hình niệu đạo, do vậy các phẫu thuật viên điều trị cong dương vật luôn cố gắng bảo tồn tối đa sàn niệu đạo cho việc tạo hình niệu đạo tiếp theo [1], đây cũng là một thách thức với các nhà phẫu thuật niệu nhi. Vậy khi nào thì bảo tồn sàn niệu đạo, khi nào cắt sàn niệu đạo để điều trị cong dương vật trong dị tật miệng niệu đạo thấp? Đây thực sự là vấn đề đáng suy ngẫm cho các nhà niệu nhi.