Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Tuân thủ điều trị arv ở người bệnh nhiễm hiv/aids điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Mường La, tỉnh Sơn La năm 2019 và một số yếu tố liên quan

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Tuân thủ điều trị arv ở người bệnh nhiễm hiv/aids điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Mường La, tỉnh Sơn La năm 2019 và một số yếu tố liên quan
Tác giả
Nguyễn Thị Huyền Trang; Sa Phương Băng; Sa Trọng Kiên; Quàng Văn An; Nguyễn Thị Bình An
Năm xuất bản
2020
Số tạp chí
8
Trang bắt đầu
109-115
ISSN
0868-2836
Tóm tắt

Nghiên cứu điều tra cắt ngang mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ARV và phân tích một số yếu tố liên quan trên 211 người tham gia người bệnh điều trị ARV từ 3 tháng trở lên tại Bệnh viện đa khoa huyện Mường La, tỉnh Sơn La năm 2019. Để đánh giá tuân thủ điều trị ARV của người tham gia, nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường bệnh nhân tự báo cáo, sử dụng thang trực quan VAS. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người tham gia tuân thủ điều trị ARV (VAS≥95) chưa cao chiếm 59,7%. Phân tích mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy khả năng tuân thủ điều trị ARV cao hơn ở các người tham gia là nữ giới (OR=2,56, 95%CI1,09-5,97); dân tộc Kinh (OR=10,60; 95%CI 1,32-85,27); thu nhập từ1.000.000 đến 3.000.000 đồng (OR=10,50; 95%CI 1,15-96,07); CD4 trên 350 (OR=7,72; 95%CI 1,75-34,12); chưa có triệu chứng (OR=7,89; 95%CI 2,41-25,90); và không nghiện rượu nặng (OR=10,18; 95%CI2,53-41,00). Chương trình điều trị ARV cần chú trọng công tác tư vấn về tuân thủ điều trị, đặc biệt ở người bệnh là nam giới, người dân tộc Thái, và những người bệnh có thu nhập thấp. Cần theo dõi sát người bệnh vẫn đang có các hành vi nghiện rượu nặng, có CD4 dưới 350, bắt đầu ở giai đoạn có triệu chứng.

Abstract

This is a cross-sectional study to describe antiretroviral (ARV) treatment adherenceand and investigated factors affecting on 211 outpatient clinics who have been on ART for 3 months or more at Muong La district general hospital, Son La province in 2019. Visual analogue scale (VAS) was used to measure treatment adherenceand. The results show that the percentage of outpatient adherence to antiretroviral therapy (VAS≥95) was not high, accounting for 59.7%. Adherence to antiretroviral therapy was among female (OR = 2.56, 95% CI 1.09-5.97); Kinh (OR = 10.60; 95%CI 1.32-85.27); income from1,000,000VND/month-3,000,000VND/ month (OR=10.50; 95%CI 1.15-96.07); number of CD4 over 350 (OR=7.72; 95%CI 1.75-34.12); HIV stage without symptoms (OR = 7.89; 95% CI 2.41-25.90); heavy alcoholism (OR = 10.18; 95% CI 2.53-41.00). Therefore, the ARV treatment program should focus on counseling on adherence to treatment, especially in patients who are men, Thai ethnic people, and low-income subjects. It is necessary to closely monitor patients who are still heavy alcoholic behaviors, with CD4 count below 350, early symptomatic phase.