
Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 84 người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong 48 giờ đầu tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trong khoảng thời gian 10/2022 - 06/2023. Thông tin thu thập gồm: tình trạng dinh dưỡng (SGA, BMI, khối cơ), đặc điểm dân số xã hội và bệnh lý, xét nghiệm cận lâm sàng. Kết quả: Kết quả nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ suy dinh dưỡng trên người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 44,1% (theo phương pháp SGA), theo BMI là 23,9%. Có mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo phương pháp SGA với số lượng tế bào lympho (p<0,001) và khối cơ (p<0,05). Kết luận: Tỉ lệ suy dinh dưỡng người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao. Bên cạnh việc điều trị, cần sàng lọc và đánh giá dinh dưỡng định kỳ cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời và cá thể hoá cho từng người bệnh.
To determine the prevalence of malnutrition and related factors patients with chronic obstructive pulmonary disease at Pham Ngoc Thach Hospital in 2023. Methods: A cross-sectional study was conducted on 84 patients with chronic obstructive pulmonary disease within 48 hours after hospitalization at Pham Ngoc Thach Hospital, from October 2022 to June 2023. The collected information includes nutritional status (SGA, BMI, muscle mass), characteristics of sociology and pathology in addition to laboratory findings. Results: The malnutrition rate in chronic obstructive pulmonary disease patients was 44.1% (according to SGA method); this rate was 23.9% with BMI index. There was the connection between malnutrition (according to SGA) in patients with chronic obstructive pulmonary disease and the number of lymphocytes (p<0.001) and muscle mass (p<0.05). Conclusions: The percentage of patients with chronic obstructive pulmonary disease with malnutrition is high. In addition to treatment, routine nutrition screenings and assessments for patients with chronic obstructive pulmonary disease can provide timely and individualized intervention for each patient.
- Đăng nhập để gửi ý kiến