Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Ứng dụng chỉ thị mã vạch DNA-ITS2 để định danh một số mẫu dược liệu

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Ứng dụng chỉ thị mã vạch DNA-ITS2 để định danh một số mẫu dược liệu
Tác giả
Nguyễn Tiến Dũng
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1B
Trang bắt đầu
24-28
ISSN
1859-4794
Tóm tắt

Ngày nay nhu cầu sử dụng thảo dược làm thuốc hỗ trợ điều trị và bảo vệ sức khỏe con người ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển của thị trường thảo dược, tình trạng gian lận và làm giả các loại thảo dược ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc xác định chính xác nguồn gốc loài thảo dược bằng phương pháp hình thái hay hóa học thường gặp nhiều khó khăn khi các nguyên liệu này bị trộn lẫn hoặc qua sơ chế. Do đó, cần phải sử dụng phương pháp phân tử dựa trên chỉ thị DNA. ITS là chỉ thị vùng gen nhân có tính bảo thủ cao đã được ứng dụng rộng rãi trong định danh và đánh giá đa dạng di truyền ở nhiều loài thực vật. Trong nghiên cứu này, chỉ thị vùng gen ITS2 đã được sử dụng để định danh 8 mẫu dược liệu, gồm 2 mẫu đinh lăng (DLTN, DLBG), 2 mẫu ba kích (BKTN, BKQN), 2 mẫu gừng đen (GDTN, GDYB) và 2 mẫu nghệ đen (NDTN, NDYB). Kết quả phân tích và giải trình tự vùng gen ITS2 ở các mẫu cho thấy, 2 mẫu DLTN và DLBG là loài đinh lăng lá nhỏ Polyscias fruticosa; mẫu ba kích thuộc 2 loài khác nhau là Gynochthodes officinalis (BKTN) và Morinda officinalis (BKQN); 2 mẫu gừng đen GDTN và GDYB là loài ngải đen Kaempferia parviflora; mẫu nghệ đen NDTN và NDYB thuộc loài nghệ xanh (Curcuma caesia). Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ thị ITS2 có thể sử dụng để định danh các loài dược liệu.

Abstract

Nowadays, the demand for using herb plants to treat and protect human health is increasing. Along with the growing herbal market, the adulteration of herbal medicinal materials is increasing in many countries, including Vietnam. It is difficult to determine the origin of herbal medicinal materials by morphological or chemical methods when they are substituted by herbs from closely related species or adulterated intentionally by materials from unrelated plants or processed materials. Therefore, it is necessary to use molecular methods based on DNA markers. ITS is a highly conservative nuclear ribosomal marker that has been widely used in the identification of plant species. In this study, the ITS2 marker was used to identify 8 herbal medicinal materials, including 2 samples of polyscias (DLTN, DLBG), 2 samples of morinda (BKTN, BKQN), 2 samples of black zingiber (GDTN, GDYB) and 2 samples of black curcuma (NDTN, NDYB). Gene analysis and sequencing results showed that the DLTN and DLBG were Polyscias fruticosa; BKTN and BKQN were different species, Gynochthodes officinalis (BKTN) and Morinda officinalis (BKQN); GDTN and GDYB were Kaempferia parviflora; NDTN and NDYB were Curcuma caesia. The research results show that the ITS2 indicator can be used to identify medicinal species.