Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Vai trò của điện sinh lý thần kinh trong tiên lượng phục hồi chức năng vận động liệt dây thần kinh VII ngoại biên vô căn giai đoạn cấp

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Vai trò của điện sinh lý thần kinh trong tiên lượng phục hồi chức năng vận động liệt dây thần kinh VII ngoại biên vô căn giai đoạn cấp
Tác giả
Nguyễn Văn Tuận; Nguyễn Thanh Sơn
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1B
Trang bắt đầu
320-324
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Phân tích vai trò của điện sinh lý thần kinh trong tiên lượng phục hồi chức năng vận động liệt dây thần kinh VII ngoại biên vô căn trong giai đoạn cấp. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu trên 57 bệnh nhân bị liệt dây thần kinh VII ngoại biên vô căn cấp tính tại bệnh viện châm cứu Trung ương. Kết quả nghiên cứu: Tuổi mắc bệnh trung bình 30.7±13.6, nhóm tuổi 20-39 chiếm 52.6%. Thoái hóa thần kinh VII ngoại biên mức độ trung bình khi khởi phát tăng theo độ nặng trong phân độ lâm sàng House Brackmann (14.94  8.31 độ II so với 59.9  6.91 độ VI). Thời gian tiềm vận động thần kinh mặt bên bệnh (3.3 ± 0.5 ms) kéo dài hơn so với bên lành (2.9 ± 0.43 ms) (p<0,05). Đáp ứng R1 của phản xạ Blink bất thường ở tất cả các trường hợp (27 trường hợp mất đáp ứng; 30 trường hợp kéo dài thời gian tiềm R1). Sau 30 ngày điều trị có tỷ lệ khỏi hoàn toàn đạt 67.4% ở nhóm có thoái hóa thần kinh mặt giai đoạn khởi phát <50% so với 14.3% khỏi hoàn toàn ở nhóm ≥50%. Nhóm khỏi hoàn toàn có trung bình thời gian tiềm giai đoạn khởi phát ngắn hơn so với nhóm không khỏi hoàn toàn (3.28 ± 0.53 ms so với 3.32 ± 0.64 ms). Bệnh nhân còn phản xạ Blink giai đoạn khởi phát có tỷ lệ khỏi hoàn toàn sau 30 ngày đạt 76.7% so với nhóm mất phản xạ Blink đạt 29.6%. Kết luận: Trong giai đoạn cấp, những bệnh nhân có tỷ lệ thoái hóa thần kinh VII ngoại biên vô căn < 50%, còn phản xạ Blink thì tỷ lệ hồi phục sau 30 ngày tốt hơn.

Abstract

Analyzing the role of nerve electrophysiology in the prediction of the recovery of motor function in acute idiopathic peripheral facial palsy. Research method: A prospective cross-sectional description of 57 patients with acute idiopathic peripheral facial palsy at the Central Acupuncture Hospital. Results: The average age of onset was 30.7 ± 13.6 years; the age group 20–39 accounts for 52.6%. The percentage of facial nerve degeneration at the onset stage increased according to the degree of severity in the House Brackmann clinical grading (14.94 ± 8.31 degrees II compared to 59.9 ± 6.91 degrees VI). The motor latency of the facial nerve on the affected side at the onset stage was 3.3 ± 0.5ms higher than compared to 2.9 ± 0.43ms on the normal side (p<0,05). Response R1 of Blink reflex is abnormal in all cases (27 cases of total loss; 30 cases of prolonged R1 latency). After 30 days of treatment, the complete recovery rate was 67.4% in the group with facial nerve degeneration at the onset stage <50%, compared to 14.3% in the group ≥50%. The complete recovery group also had a shorter average distal latency at the onset stage than the non-complete recovery group. Patients who still had the blink reflex in the initial phase had a complete recovery rate after 30 days, reaching 76.7%, compared to the group losing the blink reflex, which reached 29.6%. Conclusion: In the acute phase, patients with a idiopathic peripheral VII nerve degeneration rate < 50% and the Blink reflex have a better recovery rate after 30 days.