Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Ý định tiêm phòng mũi tăng cường vắc xin Covid-19 của sinh viên năm cuối Trường Đại học Y Hà Nội năm 2021-2022 và một số yếu tố liên quan

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Ý định tiêm phòng mũi tăng cường vắc xin Covid-19 của sinh viên năm cuối Trường Đại học Y Hà Nội năm 2021-2022 và một số yếu tố liên quan
Tác giả
Lương Thị Khuyên; Nguyễn Thị Diễm Hương; Lê Thị Hà Thanh; Đinh Thị Hồng Ánh; Bùi Đức Anh; Vũ Kim Loan
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
347-351
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Nghiên cứu với mục tiêu mô tả ý định tiêm phòng mũi tăng cường vắc xin COVID-19 của sinh viên năm cuối Trường Đại học Y Hà Nội năm 2021-2022 và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 212 sinh viên năm 4 và năm 6 các ngành học Cử nhân Y tế công cộng, Bác sĩ Đa khoa, Bác sĩ Y học dự phòng và Bác sĩ Y học cổ truyền. Kết quả cho thấy, 92,0% sinh viên có ý định tiêm mũi vắc xin tăng cường trong 6 tháng tới. Thái độ tích cực và có nhận thức kiểm soát hành vi có mối liên quan đến ý định tiêm phòng mũi tăng cường vắc xin COVID-19. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho các hoạt động can thiệp nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm chủng vắc xin COVID.

Abstract

This study aims to describe the intention to vaccinate with a booster dose of the COVID-19 vaccine of final year students of Hanoi Medical University in 2021-2022 and describe several related factors. Design a cross-sectional descriptive study on 212 4th and 6th-year students majoring in Bachelor of Public Health, General practitioner, Doctor of Preventive Medicine, and Doctor of Traditional Medicine. The results showed that 92.0% of students intend to receive booster vaccination in the next 6 months. Positive attitude and perceived behavioral control are associated with getting the COVID-19 booster shot. This study provides evidence for activities to increase the proportion of COVID19-vaccination.