Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Ảnh hưởng của sức bền tinh trùng đến kết quả bơm tinh trùng vào buồng tử cung

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Ảnh hưởng của sức bền tinh trùng đến kết quả bơm tinh trùng vào buồng tử cung
Tác giả
Trần Đức Thịnh; Lê Minh Tâm
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
02
Trang bắt đầu
18-23
ISSN
1859-3836
Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa sức bền tinh trùng (STT-Sperm survival test) với kết quả bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI- Intrauterine insemination). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 162 cặp vợ chồng được chẩn đoán vô sinh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2010, đã thực hiện 202 chu kỳ IUI tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 4 năm 2021. Khám lâm sàng, xét nghiệm tinh dịch đồ và test sức bền tinh trùng thực hiện cho tất cả các trường hợp. Kết quả điều trị IUI ghi nhận tỷ lệ thai sinh hoá và thai lâm sàng. Kết quả: Qua khảo sát 162 cặp vợ chồng được điều trị 202 chu kỳ IUI, tỷ lệ thai sinh hóa là 19,8% và lâm sàng là 13,36%. Nhóm STT bình thường chiếm 55,45% (112 chu kỳ) và nhóm STT bất thường chiếm 44,55% (90 chu kỳ). Ở nhóm STT bình thường tỷ lệ có thai sinh hóa và thai lâm sàng lần lượt là 27,6% và 17,9%, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm STT bất thường là 10% và 7,8% (tương ứng p=0,002 và p=0,036). Ở nhóm thai sinh hóa, tỷ lệ tinh trùng sống ở thời điểm 0h, 24h và 48h là 89,18%, 61,95% và 21%, độ di động tiến tới lần lượt là 79,75%, 34,33% và 6%, cao hơn hẳn so với nhóm không có thai (p<0,05). Ở nhóm thai lâm sàng, tỷ lệ tinh trùng sống ở thời điểm 24h và 48h là 61,63% và 21%, độ di động tiến tới lần lượt là 34,7% và 6%, cao hơn so với nhóm không có thai (p<0,05). Kết luận: Sức bền tinh trùng bình thường cho kết quả IUI tốt hơn so với nhóm sức bền tinh trùng bất thường. Đồng thời, đối với các trường hợp có thai, kể cả thai sinh hóa và thai lâm sàng, sức bền tinh trùng cao hơn so với nhóm không có thai.