Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Báo cáo hai trường hợp thai bất thường do khảm khu trú bánh rau trisomy 16

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Báo cáo hai trường hợp thai bất thường do khảm khu trú bánh rau trisomy 16
Tác giả
Nguyễn Thị Sim; Mai Trọng Hưng; Hồ Khánh Dung; Vương Thị Bích Thủy; Ngô Thị Hương; Thân Thị Thu Cảnh; Phạm Thế Vương; Vương Tiến Hòa; Phạm Thị Thanh Hiền; Nguyễn Ngọc Dũng
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
387-390
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Từ khi mang thai đến khi sinh, bánh rau đóng vai trò trung gian quan trọng giữa mẹ và thai. Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa thai chậm tăng trưởng trong tử cung với tình trạng bất thường nhiễm sắc thể (NST) bánh rau, đặc biệt là dạng khảm khu trú bánh rau Trisomy 16. Chúng tôi báo cáo về 2 trường hợp thai chậm tăng trưởng trong tử cung, có kết quả sàng lọc trước sinh NIPS nghi ngờ bất thường nhiễm sắc thể 16, cả 2 trường hợp đều đã phát hiện khảm khu trú bánh rau trisomy 16, một thai sinh ra sống, thai còn lại chết lưu trong tử cung. Từ đó chúng tôi đưa ra khuyến nghị sàng lọc trước sinh khảo sát bất thường nhiễm sắc thể 16 nhằm phát hiện và tiên lượng sớm các trường hợp bất thường bánh rau gây thai chậm tăng trưởng trong tử cung.

Abstract

From conception to delivery, the placenta plays a crucial intermediary role between the mother and the fetus. Numerous studies have highlighted the association between intrauterine growth restriction (IUGR) and placental chromosomal abnormalities, particularly confined placental mosaicism (CPM) of Trisomy 16. We report two cases of IUGR with non-invasive prenatal screening (NIPS) results suggestive of chromosomal abnormality 16, in which CPM of Trisomy 16 was subsequently confirmed. One pregnancy resulted in a live birth, while the other ended in an intrauterine fetal demise. Based on these cases, we recommend prenatal screening for chromosomal abnormality 16 to enable early detection and prognostication of placental abnormalities leading to IUGR.