Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Biểu hiện Ki-67 trong ung thư tuyến nước bọt

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Biểu hiện Ki-67 trong ung thư tuyến nước bọt
Tác giả
Nguyễn Đức Tuấn; Nguyễn Thị Hồng; Bùi Xuân Trường
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1B
Trang bắt đầu
363-367
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Tăng biểu hiện Ki-67 có liên quan với mô bệnh học, mức độ ác tính và tiên lượng xấu của ung thư tuyến nước bọt (TNB). Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát liên quan giữa mức độ biểu hiện Ki-67 và lâm sàng, mô bệnh học của ung thư TNB. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang mô tả 111 ca ung thư TNB đã khám và điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Tp.HCM từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017. Kết quả: Biểu hiện Ki-67 ở nữ cao hơn nam (trung vị 3,7% so với 3,3%). Biểu hiện Ki 67 có sự khác biệt theo nhóm tuổi, cụ thể tỷ lệ cao hơn ở nhóm tuổi từ 40 tuổi trở lên (trung vị 4,2% ở nhóm 40-59 tuổi và 7,3% ở nhóm ≥ 60 tuổi). Biểu hiện Ki-67 ở ung thư TNB chính cao hơn ở TNB phụ. Bướu nhỏ T1, T2 có biểu hiện Ki-67 (3,1% và 2,3%) thấp hơn so với bướu T3, T4 (3,6% và 5,7%). Bướu có di căn xa biểu hiện Ki-67 cao hơn rất nhiều so với bướu không phát hiện di căn (26,5% và 3,4%). Nhóm ca di căn hạch (N1 và N2) có biểu hiện Ki-67 cao hơn đáng kể so với nhóm không có hạch dương tính (17,9% và 13,8% so với 2,8%). Ngoài ra, bướu ở giai đoạn IV có biểu hiện Ki-67 cao hơn (5,8%) các ca ở giai đoạn I (3,1%), giai đoạn II (2,1%) và 3 (2,3%). Xét về phân loại mô học, nhóm có biểu hiện Ki-67 cao là carcinôm bọc dạng tuyến, carcinôm nhầy bì, cá biệt có một ca carcinôm từ bướu hỗn hợp có tỷ lệ biểu hiện lên tới 67%. Kết luận: Ki-67 có thể phản ánh mức độ tiến triển lâm sàng, mức độ ác tính mô bệnh học và tiên lượng ung thư TNB.

Abstract

Increased Ki-67 expression is associated with the pathology, malignancy, and poor prognosis of salivary gland cancer. This study investigates the relationship between the Ki-67 expression and clinical and pathological characteristics of salivary gland cancer. Subjects and methods: A cross-sectional descriptive study of 111 cases of salivary gland cancer treated at the Ho Chi Minh City Oncology Hospital from January 1, 2016, to December 31, 2017. Results: Ki-67 expression was higher in females than males (median 3.7% vs 3.3%). Ki 67 expression was different according to age group, specifically the rate was higher in the age group of 40 years and over (median 4.2% in the 40-59 age group and 7.3% in the ≥60 age group). Ki-67 expression in major salivary gland cancer was higher than in minor salivary gland cancer. T1 and T2 tumors had lower Ki-67 expression (3.1% and 2.3%) than T3 and T4 tumors (3.6% and 5.7%). Tumors with distant metastasis had much higher Ki-67 expression than tumors without metastasis (26.5% and 3.4%). The cases with lymph node metastasis (N1 and N2) had significantly higher Ki-67 expression than those without positive lymph nodes (17.9% and 13.8% vs 2.8%); the difference was statistically significant (p < 0.05). In addition, tumors in stage IV had higher Ki-67 expression (5.8%) than those in stage I (3.1%), stage II (2.1%), and III (2.3%). Regarding histological classification, the group with high Ki-67 expression was adenoid cystic carcinoma, mucoepidermoid carcinoma, and a single case of carcinoma ex pleomorphic adenoma with an expression rate of up to 67%. Conclusion: Ki-67 expression may reflect the degree of clinical progression, the degree of pathological malignancy, and the prognosis of salivary gland cancer.