
Việc sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai (PNMT) tiềm ẩn nhiều nguy cơ do thiếu dữ liệu nghiên cứu và có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến thuốc (drug related problems, DRPs). Do đó, việc xác định DRPs trong kê đơn cho PNMT là cần thiết để tối ưu hóa điều trị. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm kê đơn thuốc ngoại trú, xác định tỷ lệ và phân loại mỗi DRP trong kê đơn ngoại trú cho PNMT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên các đơn thuốc ngoại trú của PNMT từ tháng 05/2023 đến tháng 01/2024 tại một bệnh viện phụ sản tại Cần Thơ. DRPs được xác định bằng cách so sánh đơn thuốc với các nguồn tài liệu tham khảo. DRPs được phân loại theo Quyết định 3547/QĐ-BYT về việc ban hành mẫu phiếu phân tích sử dụng thuốc. Kết quả: 333 đơn thuốc được khảo sát. PNMT có độ tuổi trung bình 29,42 ± 5,539. Nhóm tuổi 25 - 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (33,3%). Nhóm thuốc nội tiết được sử dụng với tỷ lệ cao nhất (47,5%). Tỷ lệ đơn thuốc có ít nhất 1 DRP là 17,4%. Trung bình 0,2 DRPs/ đơn thuốc. Các DRP được ghi nhận phổ biến nhất gồm thời điểm dùng chưa phù hợp (6,9%), liều dùng quá thấp (5,7%), đường dùng chưa phù hợp (3%), vấn đề khác về lựa chọn thuốc (1,8%), không có chỉ định (1,8%), hướng dẫn liều chưa phù hợp rõ ràng (0,9%), liều dùng quá cao (0,3%). Kết luận: Tỷ lệ đơn thuốc có DRPs khá thấp, điều này cho thấy quá trình kê đơn ngoại trú cho đối tượng PNMT được đề cao và cẩn trọng.
Drug use in pregnant women has many potential risks due to lack of research data and can lead to drug-related problems (DRPs). Therefore, determining DRPs in prescribing for pregnant women is necessary to optimize treatment. Objectives: To identify characteristics of outpatient drug prescriptions and determine frequencies and types of DRPs in outpatient prescriptions. Materials and methods: A cross-sectional study was conducted on the prescriptions of pregnancy outpatients at a Gynecology Obstetrics Hospital from May 2023 to January 2024. DRPs were determined by comparing prescriptions with reference sources. DRPs are classified according to Decision 3547/QD-BYT on the issuance of drug use analysis forms. Results: There were 333 prescriptions included in the study, aged 29.42 ± 5.539. The group of age 25-29 accounts for the highest rate (33.3%). The first trimester of pregnancy accounts for the highest rate (47.5%). The rate of prescriptions with at least 1 DRP was 17.4%. The average DRP was 0.2 DRPs/prescription. The most common DRP type was inappropriate timing of administration (6.9%), too low dose (5.7%), inappropriate route of administration (3%), other problems with drug selection (1.8%), no indications (1.8%), dosing instructions not available clearly consistent (0.9%), too high dose (0.3%). Conclusion: The prevalence of DRPs was quite low, which showed that the prescribing process for pregnant women was highly valued and careful.
- Đăng nhập để gửi ý kiến