
Nhận xét mối số yếu tố tiên lượng của bệnh nhân chảy máu não cấp vùng trên lều do tăng huyết áp Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu được thực hiện trên 150 bệnh nhân được chẩn đoán chảy máu não cấp vùng trên lều do tăng huyết áp, nhập viện điều trị nội trú tại Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 01 tháng 8 năm 2023 đến 31 tháng 7 năm 2024. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có kết cục tốt sau 3 tháng (73,3%). Về mặt các yếu tố tiên lượng, nghiên cứu cho thấy ở nhóm tuổi 60 có tỉ lệ kết cục xấu là 18,1%, nhóm > 60 tuổi có tỉ lệ kết cục xấu là 34,6%. Như vậy ở nhóm tuổi > 60 có kết cục xấu hơn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết cục ngày 90 giữa bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, dùng thuốc kháng kết tập tiểu cầu, hút thuốc là, uống rượu và bệnh nhân không có tiền sử này. Trong nhóm không có tràn máu não thất, tỉ lệ bệnh nhân có kết cục xấu là 18,8%; trong khi đó ở nhóm có tràn máu não thất tỉ lệ này là 36,9%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Trong nhóm không thể tích khối máu tụ < 30 ml, tỉ lệ bệnh nhân có kết cục xấu là 14,1%; trong khi đó ở nhóm có thể tích khối máu tụ 30 ml tỉ lệ này là 100%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Trong nhóm có điểm Glasgow lúc nhập viện 14 điểm, tỉ lệ bệnh nhân có kết cục xấu là 14,4%; trong khi đó ở nhóm có điểm Glasgow lúc nhập viện 14 điểm có tỉ lệ bệnh nhân có kết cục xấu là 71,9%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Kết luận: Nghiên cứu 150 người bệnh chảy máu não cấp vùng trên lều do tăng huyết áp điều trị tại Trung tâm Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ ngày 01/08/2023 đến ngày 31/07/2024, chúng tôi rút ra kết luận sau: các yếu tố dẫn đến kết cục xấu cho bệnh nhân chảy máu não cấp do tăng huyết áp gồm tuổi > 60, thể tích khối máu tụ 30 ml, điểm Glasgow lúc nhập viện dứoi 14 điểm, có tràn máu não thất.
Comments on the relationship of prognostic factors in patients with acute supratentorial cerebral hemorrhage due to hypertension. Subjects and method: A cross-sectional, prospective descriptive study was conducted on 150 patients diagnosed with acute supratentorial cerebral hemorrhage due to hypertension, admitted for inpatient treatment at the Neurology Center, Bach Mai Hospital from August 1, 2023 to July 31, 2024. Results: The rate of patients with good outcome after 3 months (73.3%). In terms of prognostic factors, the study showed that in the age group ≤ 60 years old, the rate of poor outcome was 18.1%, the group > 60 years old had a rate of poor outcome of 34.6%. Thus, in the age group > 60 years old, the outcome was worse, this difference was statistically significant with p<0.05. In our study, there was no statistically significant difference in outcome at day 90 between patients with a history of hypertension, diabetes, coronary artery disease, antiplatelet drugs, smoking, alcohol consumption and patients without this history. In the group without cerebral hemorrhage, the rate of patients with poor outcome was 18.8%; while in the group with cerebral hemorrhage, this rate was 36.9%, this difference was statistically significant with p<0.05. In the group with no hematoma volume < 30 ml, the rate of patients with poor outcome was 14.1%; meanwhile, in the group with hematoma volume ≥ 30 ml, this rate was 100%, this difference was statistically significant with p < 0.01. In the group with Glasgow score at admission ≥ 14 points, the rate of patients with poor outcome was 14.4%; meanwhile, in the group with Glasgow score at admission < 14 points, the rate of patients with poor outcome was 71.9%, this difference was statistically significant with p < 0.01. Conclusion: Studying 150 patients with acute supratentorial cerebral hemorrhage due to hypertension treated at the Neurology Center - Bach Mai Hospital from August 1, 2023 to July 31, 2024, we drew the following conclusions: factors leading to poor outcomes for patients with acute cerebral hemorrhage due to hypertension include age > 60, hematoma volume ≥ 30 ml, Glasgow score at admission below 14 points, and intraventricular hemorrhage.
- Đăng nhập để gửi ý kiến