Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm gây bệnh và tính kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa tại Bệnh viện C Đà Nẵng

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm gây bệnh và tính kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa tại Bệnh viện C Đà Nẵng
Tác giả
Nguyễn Thị Đoan Trinh; Phan Thị Lan Phương; Hoàng Thị Minh Hòa; Nguyễn Huy Hoàng
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
58
Trang bắt đầu
159-166
ISSN
2354-1210
Tóm tắt

Khảo sát đặc điểm gây bệnh và kháng kháng sinh của P.aeruginosa tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 43 chủng P.aeruginosa phân lập từ đàm, dịch phế quản, máu, nước tiểu, mủ tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Xác định mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn bằng phương pháp Kirby-Bauer. Phân loại mức độ đa kháng theo Magiorakos. Kết quả: Tỷ lệ P.aeruginosa gây nhiễm trùng ở nam: 62,8%, ở nữ: 32,7%. Nhiễm khuẩn P.aeruginosa chủ yếu ở bệnh nhân trên 60 tuổi (83,7%). Các chủng P.aeruginosa phân lập được nhiều nhất tại khoa Hồi sức tích cực chống độc (41,9%), Nội hô hấp (18,6%), Nội lão (13,9%), Ngoại tổng hợp (9,3%), Ngoại chấn thương-thần kinh (9,3%) và Nội thận (7%). Hình thái nhiễm trùng lâm sàng do P.aeruginosa thường gặp nhất là nhiễm trùng hô hấp (60,5%), nhiễm trùng tiết niệu (16,3%), nhiễm trùng vết thương (9,3%), nhiễm trùng vết mổ (2,3%), nhiễm trùng vết loét (9,3%) và nhiễm trùng máu (2,3%). P.aeruginosa phân lập được từ đàm (51,2%), mủ (20,9%), nước tiểu (16,3%), dịch phế quản (9,3%) và máu (2,3%). P.aeruginosa đề kháng thấp với Colistin, Piperacillin/Tazobactam, Amikacin lần lượt là 16,3%; 11,6%; 32,6%, đề kháng dao động từ 40-60% với các kháng sinh: Torbramycin và Gentamycin (44,2%), Cefepime (46,5%), Ciprofloxacin (53,5%), Meropenem (44,2%), Imipenem (41,9%), Levofloxacin (55,8%), Ofloxacin (58,1%). Có 23,3% P.aeruginosa MDR, 30,2% XDR và không có PDR. Kết luận: P.aeruginosa gây nhiễm trùng chủ yếu ở người lớn tuổi và ở đường hô hấp. Vi khuẩn đề kháng từ 40-60% với các kháng sinh Ciprofloxacin, Meropenem, Imipenem, Levofloxacin, Ofloxacin. Có 23,3% chủng P. aeruginosa MDR, 30,2% XDR và không có PDR.