Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy trong chấn thương ruột mạc treo tại Bệnh viện Việt Đức

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy trong chấn thương ruột mạc treo tại Bệnh viện Việt Đức
Tác giả
Nguyễn Đình Minh; Phạm Thị Thùy Linh
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
144-149
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh CLVT đa dãy trong chẩn đoán chấn thương ruột mạc treo. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 40 BN được chẩn đoán chấn thương ruột mạc treo trên CLVT đa dãy và được phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 7/2019 đến 6/2020. Kết quả phẫu thuật có 35 BN tổn thương và 5 trường hợp không có tổn thương ruột mạc treo. Kết quả: Tuổi trung bình của các BN là 32,2  13,8 tuổi. Trên CLVT, dịch ổ bụng gặp nhiều nhất với 35/35 (100%) các trường hợp, khí tự do ổ bụng là 27/35 (77,1%). Các dấu hiệu dày thành ruột, bất thường tưới máu và mất liên tục thành ruột có tỉ lệ là 27/35 (77,1%), 17/35 (48,6%) và 7/35 (20%). Dấu hiệu thâm nhiễm mỡ mạc treo là 20/35 (57,1%), tụ máu mạc treo ít gặp hơn với 6/35 (17,1%) và chảy máu mạc treo là 4/35 (11,4%). Về giá trị chẩn đoán, dấu hiệu dày thành ruột và thay đổi tưới máu ruột trên CLVT có độ nhạy cao (77,1% và 80%) trong chẩn đoán chấn thương ruột mạc treo. Khí tự do ổ bụng có độ đặc hiệu (100%) và độ nhạy (77,1%) là rất đáng tin cậy (p<0,01). Khí sau phúc mạc là dấu hiệu âm tính có ý nghĩa trong chấn thương ruột mạc treo (p<0,01). Kết luận: Cắt lớp vi tính đa dãy là phương pháp tin cậy trong chẩn đoán chấn thương ruột mạc treo.

Abstract

Study the features of multidetector CT scan in the diagnosis of intestinal and mesenteric injuries from blunt abdominal trauma. Subjects and methods: A cross-sectional descriptive study of 40 patients diagnosed with intestinal and mesenteric injuries on multidetector CT scan and operated at Viet Duc hospital from 7/2019 to 6/2020. Surgical results have 35 patients with intestinal and mesenteric injuries and 5 cases with other visceral injuries. Results: The mean age of the patients was 32.2  13.8 years old. On CT scan, free abdominal fluid was the most common sign with 35/35 (100%) cases, and free abdominal air was 27/35 (77.1%). Intestinal wall thickening, abnormal intestinal wall perfusion and discontinuity were 27/35 (77.1%), 17/35 (48.6%) and 7/35 (20%). Mesenteric fat infiltration were 20/35 (57.1%), mesenteric hematoma was less common with 6/35 (17.1%) and mesenteric extravasation was 4/35 (11.4%). In terms of diagnostic value, intestinal wall thickening and abnormal perfusion have high sensitivity (77.1% and 80%) in diagnosing intestinal and mesenteric injuries. The specificity (100%) and sensitivity (77.1%) of the free abdominal air are highly reliable (p<0.01). Retroperitoneal air was a significant negative sign in diagnosing intestinal and mesenteric injuries (p<0.01). Conclusion: Multidetector CT scan are reliable method in diagnosing intestinal and mesenteric injuries.