Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh Kawasaki và một số yếu tố liên quan đến tổn thương động mạch vành ở Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh Kawasaki và một số yếu tố liên quan đến tổn thương động mạch vành ở Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Tác giả
Ngô Anh Vinh; Nguyễn Văn Nam
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
73-78
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh Kawasaki và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tổn thương động mạch vành. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 62 bệnh nhân được chẩn đoán xác định Kawasaki điều trị ở Bệnh viện sản nhi Nghệ An từ tháng 1/2019 đến tháng 7/2021. Kết quả: Các triệu chứng thường gặp nhất là sốt liên tục ≥ 5 ngày, ban đỏ da, biến đổi khoang miệng (đều gặp 100% các trường hợp). Thể bệnh chủ yếu là thể điển hình (93,5%). Hầu hết bệnh nhân có số lượng bạch cầu máu tăng (67,7%), tốc độ máu lắng tăng (75%), CRP tăng (80%). Tổn thương động mạch vành chiếm 38,7%, trong đó tổn thương động mạch vành trái là 50%, động mạch vành phải là 33,3% và cả 2 động mạch vành là 16,7%. Kết quả phân tích đa biến cho thấy, nồng độ CRP và albumin là những yếu tố độc lập dự đoán nguy cơ tổn thương động mạch vành. Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là sốt kéo dài trên 5 ngày, ban đỏ da, biến đổi khoang miệng. Các triệu chứng cận lâm sàng thường gặp là máu lắng, CRP và bạch cầu tăng, Albumin giảm. Tổn thương động mạch vành trên siêu âm tim chiếm tỷ lệ khá cao (38,7%). Nồng CRP và Albumin là những yếu tố độc lập dự đoán nguy cơ tổn thương động mạch vành.

Abstract

To describe the clinical and paraclinical characteristics of patients with Kawasaki disease and investigate some factors related to coronary artery damage. Research subjects and methods: The cross-sectional study of 62 patients with a confirmed diagnosis of Kawasaki treated at Nghe An Obstetrics and Pediatrics Hospital from January 2019 to July 2021. Results: The most common symptoms are continuous fever for ≥ 5 days, erythema, oral cavity changes (all seen in 100% of cases). Almost cases are of typical disease (93.5%). Most patients have increased white blood cell count (67.7%), increased erythrocyte sedimentation rate (75%), and increased CRP (80%). Coronary artery damage accounts for 38.7%, of which damage to the left coronary artery is 50%, right coronary artery is 33.3% and both coronary arteries are 16.7%. Multivariate analysis results show that CRP and albumin concentrations are independent factors predicting the risk of coronary artery damage. Conclusion: The most common clinical symptoms are fever lasting more than 5 days, skin erythema, and oral cavity changes. Common paraclinical symptoms are erythrocyte sedimentation, increased CRP and white blood cells, and decreased albumin. The prevalence of coronary artery lesions on echocardiography is relatively high (38.7%). CRP and Albumin levels are independent factors predicting the risk of coronary artery damage.