
Nhồi máu cơ tim chiếm tới 14% tử vong toàn cầu và là nguyên nhân chính làm giảm số năm sống còn (TLLs) và số năm sống trong bệnh tật hiệu chỉnh (DALYs). Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở 2 nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có và không có rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 128 bệnh nhân chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp được chụp động mạch vành tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 80,5% bệnh nhân có triệu chứng đau ngực điển hình, 38,3% bệnh nhân nhập viện trước 6 giờ sau khi khởi phát, 84,4% có phân độ Killip I khi nhập viện. Tăng huyết áp, đái tháo đường là yếu tố nguy cơ tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất (85,9% và 28,9%). Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên chiếm đa số với 62,5%. Điện tâm đồ ghi nhận 40,6% nhồi máu cơ tim vùng trước rộng, siêu âm tim ghi nhận 22,7% rối loạn vận động vùng và 33,6% rối loạn chức năng tâm trương. Kết luận: Ngoại trừ đặc điểm giới tính, đái tháo đường và ST chênh lên các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trong nghiên cứu chưa ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có và không có rối loạn lipid.
Myocardial infarction accounts for 14% of global deaths and is the main cause of reduced survival years (TLLs) and disability-adjusted life years (DALYs). Objective: Describe clinical and paraclinical characteristics in 2 groups of patients with acute myocardial infarction with dyslipidemia and without dyslipidemia at Can Tho Central General Hospital. Materials and methods: Cross-sectional descriptive study on 128 patients diagnosed with acute myocardial infarction undergoing coronary angiography at Can Tho Central General Hospital. Results: The study recorded that 80.5% of patients had typical symptoms of chest pain, 38.3% of patients were hospitalized before 6 hours after onset, 84.4% had Killip grade I upon admission. Hypertension and diabetes are cardiovascular risk factors with the highest proportion (85.9% and 28.9%). Acute non-ST elevation myocardial infarction accounts for the majority with 62.5%. ECG recorded 40.6% of large anterior myocardial infarctions, echocardiography recorded 22.7% of regional movement disorders and 33.6% of diastolic dysfunction. Conclusion: Except for gender, diabetes and ST elevation, the remaining clinical and paraclinical characteristics have not recorded statistically significant differences between 2 groups of patients with acute myocardial infarction with dyslipidemia and without dyslipidemia.
- Đăng nhập để gửi ý kiến