Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nữ mắc Lupus ban đỏ hệ thống đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 01/2022-8/2023

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nữ mắc Lupus ban đỏ hệ thống đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 01/2022-8/2023
Tác giả
Thân Trọng Tuỳ; Đỗ Thị Thu Hiền
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
94-101
ISSN
2354-0613
Tóm tắt

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nữ mắc lupus ban đỏ hệ thống. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu loạt trường hợp bệnh trên 65 bệnh nhân nữ mắc lupus ban đỏ hệ thống đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu Trung ương giai đoạn từ tháng 01/2022-8/2023. Kết quả: Tuổi trung bình mắc bệnh là 30,72±15,1. Nhóm tuổi 10-19 chiếm tỷ lệ cao nhất (33,8%), nhóm tuổi 0-9 chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,1%). Thời gian mắc bệnh trung bình của các bệnh nhân là 10,15±4,4 tháng. Tổn thương da trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống đa dạng bao gồm tổn thương da đặc hiệu và không đặc hiệu. Tổn thương da cấp tính gặp nhiều nhất chiếm 60%, sau đó là bán cấp 27,7% và mạn tính 12,3%. Tổn thương ban cánh bướm gặp nhiều nhất trong các tổn thương da đặc hiệu (36,9%), tổn thương nhạy cảm ánh sáng chiếm nhiều nhất trong tổn thương da không đặc hiệu (52,3%). Tỉ lệ dương tính tự kháng thể Anti Smith là 23,1%; anti Ro/SSA là 46,2% và anti LA/SSB là 10,8%. Kết luận: Tổn thương da rất thường gặp, đa dạng ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, cần thăm khám cẩn thận để phát hiện sớm và đầy đủ các loại tổn thương da lupus đặc hiệu và không đặc hiệu, góp phần chẩn đoán bệnh sớm bệnh SLE.

Abstract

To describe the clinical and paraclinical characteristics of female systemic lupus erythematosus patients. Subjects and methods: Study on a series of cases of 65 female systemic lupus erythematosus patients who came for examination and treatment at the National Dermatology Hospital from January 2022 to August 2023. Results: The average age of disease was 30.72±15.1. The age group 10-19 accounts for the highest proportion (33.8%), and the age group 0-9 accounts for the lowest proportion (3.1%). The average duration of illness of the patients was 10.15±4.4 months. Skin lesions in SLE patients are diverse, including specific and nonspecific skin lesions. Acute skin lesions are the most common, accounting for 60%, followed by subacute 27.7% and chronic 12.3%. Butterfly rash lesions are most common in specific skin lesions (36.9%), and photosensitivity lesions are the most common in non-specific skin lesions (52.3%). The positive rate of Anti Smith autoantibodies is 23.1%; anti Ro/SSA was 46.2% and anti LA/SSB was 10.8%. Conclusion: Skin lesions are very common and diverse in patients with systemic lupus erythematosus. Patients need to be examined carefully to detect early and fully all types of specific and non-specific lupus skin lesions, contributing to early diagnosis of SLE disease.