Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả lọc máu hấp phụ trên bệnh nhân COVID-19 điều trị tại tỉnh Nghệ An

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả lọc máu hấp phụ trên bệnh nhân COVID-19 điều trị tại tỉnh Nghệ An
Tác giả
Nguyễn Xuân Quảng; Đỗ Ngọc Sơn; Quế Anh Trâm; Nguyễn Đức Phúc
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1B
Trang bắt đầu
280-284
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân COVID-19 được lọc máu hấp phụ; Nhận xét kết quả điều trị các bệnh nhân COVID-19 trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 28 bệnh nhân COVID-19 được điều trị lọc máu hấp phụ trong thời gian từ 6/2021 đến 12/2022 tại các cơ sở điều trị của tỉnh Nghệ An. Các kết quả điều trị được thu thập và so sánh ở thời điểm trước và sau lọc máu. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 61,7 ± 11,4. Tuổi nhỏ nhất là 31 tuổi và lớn nhất là 87 tuổi. Tỉ lệ nam mắc COVID 19 chiếm ưu thế hơn (53,6%) so với nữ (46,4%). 92,8% bệnh nhân khó thở; sốt 85,7%; ho khan 85,7%; mất khứu giác 14,3%. Huyết áp trung bình là 82,7±9,2mmHg; mạch 99,5±13,4l/p, SpO2 91,6±8,7%. Các xét nghiệm pH 7,33 ± 0,1; PaO2 77,4±34,2mmHg; PaO2/FiO2 123,6±91,1; CRP 110.4 ±94,7mg/l; ferritin 1791,4 ±1467,8ng/mL; LDH 418,8±142,4U/L; D-dimer 3646,2 ±4461,3 mcg/l. Số quả lọc HA 330 trung bình được sử dụng là 3,1 ±1,1 với thời gian lọc HA 330 trung bình là 12,4± 4,7 giờ và chống đông được sử dụng chủ yếu là heparin (chiếm 96,4%). Bệnh nhân lọc máu hấp phụ sớm (trước 72 giờ) có tỉ lệ sống cao hơn những bệnh nhân lọc máu hấp phụ sau 72 giờ. Kết luận: Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch là khó thở, sốt, ho khan. Bệnh nhân lọc máu hấp phụ sớm (trước 72 giờ) có tỉ lệ sống cao hơn những bệnh nhân lọc máu hấp phụ sau 72 giờ.

Abstract

To describe the clinical and laboratory characteristics of COVID-19 patients undergoing adsorbent hemodialysis. To comment on the treatment results of COVID-19 patients above. Research subjects and methods: A cross-sectional descriptive study on 28 COVID-19 patients receiving adsorbent hemodialysis treatment from 6/2021 to 12/2022 at the hospital where is treatment COVID 19 in Nghe An province. Results: The mean age of the study group was 61.7 ± 11.4 years. The youngest is 31 years old and the oldest is 87 years old. The male proportion is more dominant (53.6%) than women (46.4%). 92.8% of patients had dyspnea; fever accounted for 85.7%; dry cough accounted for 85.7%; loss of sense of smell accounted for 14.3%. The average blood pressure was 82.7±9.2mmHg; Pulse was 99.5± 13.4 l/min, SpO2 was 91.6±8.7%. Laboratory results: pH 7.33 ± 0.1; PaO2 77.4±34.2mmHg; PaO2/FiO2 123.6±91.1; CRP 110.4 ±94.7mg/l; ferritin 1791.4 ±1467.8ng/mL; LDH 418.8±142.4U/L; D-dimer 3646.2 ±4461.3 mcg/l. The average number of HA 330 dialyzers used was 3.1 ± 1.1 with the average HA 330 filtration time being 12.4 ± 4.7 hours and the anticoagulant used was mainly heparin (accounting for 96.4 %). Patients were underwent early adsorbent hemodialysis (before 72 hours) have a higher survival rate than patients with adsorbent hemodialysis after 72 hours. Conclusion: The most common symptoms in severe and critical COVID-19 patients were dyspnea, fever, and dry cough. The most common symptoms in severe and critical COVID-19 patients are difficulty breathing, fever, and dry cough. Patients were underwent early adsorbent hemodialysis (before 72 hours) have a higher survival rate than patients with adsorbent hemodialysis after 72 hours.