Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và nội soi bàng quang trong chẩn đoán rò trực tràng niệu đạo ở trẻ em

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và nội soi bàng quang trong chẩn đoán rò trực tràng niệu đạo ở trẻ em
Tác giả
Ngô Duy Minh; Phạm Duy Hiền; Trần Anh Quỳnh
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
1-4
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mô tả đặc điểm lâm sàng, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và nội soi bàng quang trong chẩn đoán teo hậu môn, rò trực tràng niệu đạo ở trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt trường hợp ca bệnh. Kết quả: Từ tháng 4/2017 đến tháng 4/2020 có 52 bệnh nhân rò trực tràng niệu đạo bao gồm 25/52 (48,1%) trường hợp rò trực tràng - niệu đạo tiền liệt tuyến(NĐ -TLT) và 27/52(51,9%) trường hợp rò trực tràng - niệu đạo hành(NĐ Hành) được chẩn đoán tại khoa ngoại bệnh viện Nhi trung ương. Nghiên cứu cho thấy, dấu hiệu đái phân su trên lâm sàng chiếm tỷ lệ 53,8% số bệnh nhân. 44,2% trường hợp được xác định đường rò bằng chụp XQ đầu dưới hậu môn nhân tạo(HMNT). Chụp bàng quang - niệu đạo trong lúc tiểu có tỷ lệ phát hiện đường rò là 45,1%. Nội soi bàng quang có tỷ lệ phát hiện đường rò cao nhất chiếm 92,3%. Kết luận: Nội soi bàng quang – niệu đạo có giá trị cao nhất trong việc xác định đường rò trực tràng niệu đạo ở trẻ em.

Abstract

Describe clinical characteristics and methods of imaging and cystoscopy in diagnosing anal atrophy and rectourethral fistula in children. Patients and methods: Descriptive study of case series. Results: From April 2017 to April 2020, there were 52 patients with rectourethral fistula including 25/52 (48.1%) cases of rectourethral prostatic fistula (ND-TLT) and 27/ 52(51.9%) cases of rectobulbar urethral fistula (ND Hanh) were diagnosed at the surgical department of the National Children's Hospital. Research shows that clinical signs of meconium in the urine account for 53.8% of patients. In 44.2% of cases, the fistula path was determined by distal colostography. Voiding cystourethrography during urination has a fistula detection rate of 45,1%. Cystoscopy has the highest fistula detection rate, 92,3%. Conclusion: Urethrocystoscopy has the highest value in identifying rectourethral fistula in children.